Tiếng Việt lớp 5 bài 29B: Con gái kém gì con trai?

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về quan niệm trọng nam khinh nữ ngày xưa. Đồng thời, bài học này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng kể một câu chuyện. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tiếng Việt lớp 5 bài 29B: Con gái kém gì con trai?

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Giải câu 1 trang 118 SGK VNEN Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Cùng nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và rèn luyện tốt.

Hướng dẫn giải:

- Bạn gái đó tên là Bích Ngọc, học lớp 5A.

- Bạn ấy là liên đội trưởng của trường em, đạt danh hiệu học sinh giỏi trong nhiều năm liền, luôn luôn nhiệt tình trong cách phong trào của trường, của đội. Là một tấm gương được thầy cô tin yêu, bạn bè mến phục.

- Để đạt được thành tích ấy, Bích Ngọc đã luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập. Ngoài giờ học bạn tích cực tham gia các phong trào của lớp của trường. Vừa phát triển bản thân lại vừa đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của tập thể.

1.2. Văn bản "Con gái"

Con gái

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIỀN

1.3. Nội dung chính của văn bản

Bài đọc nói về gia đình Mơ. Mẹ Mơ sinh em bé gái, cả nhà có vẻ không vui. Tâm lí coi trọng con trai, xem thường con gái đã có từ lâu. Mơ đã chứng tỏ mình rất giỏi: bạn học giỏi, biết làm việc nhà, chăm chỉ, còn dũng cảm cứu bạn bị đuối nước. Những việc làm của bạn khiến người lớn phải suy nghĩ lại.

1.4. Giải thích các cụm từ khó trong bài

- Vịt trời: Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.

- Cơ man (là): rất nhiều.

1.5. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Hướng dẫn giải:

Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái đó là:

- "Dì Hạnh nói lại một vịt trời nữa khi biết mẹ Mơ sinh một bé gái".

- "Sau khi mẹ sinh, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn".

Câu 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Hướng dẫn giải:

Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua kém gì các bạn trai là:

- "Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi".

- "Tan học, trong khi các bạn nam khác còn mải chơi thì Mơ đã về nhà cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ".

- "Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ giúp mẹ làm hết mọi việc trong nhà".

- "Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan".

Câu 3: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Hướng dẫn giải:

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Những chi tiết trong bài cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”:

- "Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở".

- "Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt".

- "Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Câu 4: Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ:

- Bạn Mơ là một cô gái vừa chăm ngoan, học giỏi lại biết nghe lời bố mẹ và sống rất tình cảm.

- Qua chuyện của Mơ thấy được xem thường con gái là chuyện rất vô lí, bất công và lạc hậu.

- Sinh con là trai hay gái không quan trọng, quan trọng là phải nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội.

2. Hoạt động thực hành

Câu 1: Tập viết đoạn đối thoại. Đọc lại bài Một vụ đắm tàu. Sau đó viết tiếp một số lời đối thoại để chuyện một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau:

Giu-li-ét-ta

Nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô, một vài hành khách và thủy thủ.

Cảnh trí: Buổi chiều tối, trên boong một chiếc tàu thủy đang chạy giữa đại dương, Giu-li-ét-ta đang đứng tựa vào lan can, nhìn ra biển. Xung quanh em, một vài hành khách và thủy thủ đang trò chuyện với nhau về biển, về thời thời tiết hoặc về con tàu.

Hướng dẫn giải:

Màn 1:

Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?

Ma-ri-ô (kín đáo): - Cũng đi một mình. Mình về quê.

Giu-li-ét-ta: - Thế à? (Tế nhị) Biển đẹp quá! Cậu có thích ngắm biển không?

Ma-ri-ô: - Mình thích ngắm biển ban ngày hơn, ban đêm tuy đẹp nhưng bí ẩn dễ sợ quá. Gió lạnh nhỉ. Thôi bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó.

(Cả hai cùng đi xuống)

Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.

(Sóng lớn, tàu nghiêng. Ma-ri-ô ngã dài, đầu đập xuống sàn tàu).

Giu-lì-ét-ta: - Ôi! Ma-ri-ô. Có sao không? Có sao không?

Ma-ri-ô: (Gượng ngồi dậy nén đau). Không sao!

Giu-li-ét-ta: - (Nhìn thấy máu trên đầu bạn). Trời ơi! Trán cậu bị chảy máu! (Giu-li-ét-ta gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc mình, nhẹ nhàng băng cho bạn!) 

Giu- li ét-ta: Đau lắm phải không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu.

Màn 2: 

Ma-ri-ô.

Nhân vật: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một số phụ nữ, trẻ em và một thủy thủ.

Cảnh trí: Ban đêm. Cơn bão dữ dội. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu. Con tàu đang chìm dần, nước tràn ngập các bao lơn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống biển.

Người dưới xuồng: Còn một chỗ đây. Xuống mau lên!

(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới)

Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Cho đứa nhỏ xuống thôi.

(Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng).

Ma-ri-ô (nhìn bạn vẻ quyết đoán):- Giu-li-ét-ta, cậu xuống đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ nhé! (ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta ném bạn xuống nước).

Người dưới xuồng (kêu to): Cô bé cố lên. Đưa tay đây! Nào, được rồi. Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở giơ tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.

Câu 2: Phân vai đọc lại (hoặc diễn thử) màn kịch trên.

Hướng dẫn giải:

Khi đọc lại màn kịch trên các em cần chú ý:

- Phát âm đúng chuẩn.

- Giọng to, rõ ràng và rành mạch.

- Biểu cảm khi cần thiết.

Câu 3: Nghe thầy cô kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.

Lớp trưởng lớp tôi

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng của tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ họ hă mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục”.

Hướng dẫn giải:

Khi nghe thầy cô giáo kể chuyện các em cần lưu ý:

- Ghi nhớ lại những nội dung quan trọng.

- Nắm được ý nghĩa câu chuyện.

Câu 4: Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.

Hướng dẫn giải:

- Tranh 1: Câu chuyện mở đầu bằng cách bầu vị trí lớp trưởng trong lớp. Cụ thể là bạn nữ tên Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai trong lớp bình luận sôi nổi. Các bạn cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi, chẳng xứng đáng làm lớp trưởng.

- Tranh 2: Không ngờ, trong giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, Vân đạt điểm 10. Trong khi đó, bạn nam coi thường Vân học không giỏi lại chỉ được có 5 điểm

- Tranh 3: Câu chuyện tiếp theo với những tình huống bất ngờ khác, Quốc - một cậu bé không hìa lòng với lớp trưởng mới, Quốc hốt hoảng vì đến phiên mình trực nhật mà lại ngủ quên. Nhưng vào lớp đã thấy lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn. Thì ra lớp trưởng Vân đã làm giúp. Quốc thở phào nhẹ nhõm, biết ơn Vân.

- Tranh 4: Vân có sáng kiến mua kem về “bồi dưỡng” cho các bạn đang lao động giữa buổi chiều nắng, Quốc tấm tắc khen lớp trưởng, cho rằng lớp trưởng rất tâm lí. 

- Tranh 5: Qua những hành động vô cùng ý nghĩa, khéo léo và nhân hậu của bạn lớp trưởng Vân thì cuối cùng các bạn nam trong lớp bây giờ rất phục Vân, tự hào về Vân - một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mọi công việc của lớp.

Câu 5: Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lâm.

Hướng dẫn giải:

Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, tụi con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Tôi lớn tiếng nói đầu tiên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào...

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhẩu. Cái Vân cạy răng chẳng nói nửa lời, có mà chỉ huy người... câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hoà Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều chuyện đáng nhớ.

Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hải từ đâu chạy đến, miệng lắp bắp:

- Chết, chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ, tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn, bảng đen rành rành một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nót: ”Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 1984" Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào...

Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thiêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Tôi phát hiện ra bóng Vân đang cầm theo phích kem nên kêu lớn cho các bạn biết:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhề nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền là của chi đội làm lao động hè...

Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng lớp tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi.”

Hỏi tôi, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục".

Câu 6: Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.

Hướng dẫn giải:

Câu chuyện "Lớp trưởng lớp tôi" mang đến cho người đọc một câu chuyện thú vị về lứa tuổi học sinh. Cụ thể câu chuyện kể về một bạn lớp trưởng nữ vừa giỏi lại vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp khiến các bạn nam ai cũng phải nể phục. Từ đó cho thấy phái nữ không phải lúc nào cũng yếu  đuối như mọi người vẫn nghĩ.

3. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi: Kể cho người thân nghe câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.

Hướng dẫn giải:

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng Lâm, Lâm quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn mình.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của Lâm chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, Lâm đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, lớp đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng Vân, các bạn sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ họ hă mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục".

4. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản "Con gái".

- Rèn luyện kĩ năng tập đọc một văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện.

Ngày:25/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM