Tiếng Việt lớp 5 bài 4C: Cảnh vật quanh em

Nội dung bài học dưới đây giúp các em phân biệt được từ trái nghĩa, và lập dàn ý một bài văn miêu tả. Đồng thời vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất. eLib mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 4C: Cảnh vật quanh em

1. Hoạt động thực hành

Câu 1.

Chơi trò chơi: "Thi tìm nhanh từ ghép có hai tiếng mang nghĩa trái ngược nhau

M. To nhỏ

Hướng dẫn giải:

Một số từ có hai tiếng mang nghĩa trái ngược như: ngọt đắng, sớm khuya, già trẻ, gái trai, ngược xuôi, buồn vui, trắng đen, xuôi ngược, vinh nhục, yêu ghét, sướng khổ,…

Câu 2.

Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau và viết vào bảng nhóm:

a. Ăn ít ngon nhiều

b. Ba chìm bảy nổi

c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho

Hướng dẫn giải:

a. ít – nhiều

b. chìm – nổi

c. nắng – mưa

d. trẻ - già

Câu 3.

Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:

a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí...

b. Trẻ ... cùng đi đánh giặc.

c. ... trên đoàn kết một lòng.

d. Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.

Hướng dẫn giải:

a. lớn

b. già

c. Dưới

d. sống

Câu 4. Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào mỗi chỗ trống sau:

a. Việc .... nghĩa lớn

b. Áo rách khéo vá, hơn lành ..... may

c. Thức .... dậy sớm

Hướng dẫn giải:

a. nhỏ

b. vụng

c. khuya

Câu 5. 

Tìm và ghi lại các từ trái nghĩa nhau:

a. Tả hình dáng                  M: cao – thấp

b. Tả hành động                 M: khóc – cười

c. Tả trạng thái                   M: buồn – vui

d. Tả phẩm chất                 M: tốt – xấu

Hướng dẫn giải:

a. Tả hình dáng: to xù - bé tí, cao – thấp, cao – lùn, to – bé, béo – gầy, mập - ốm, …

b. Tả hành động: đi lại - đứng im, khóc – cười, đứng – ngồi, lên – xuống, ra – vào,…

c. Tả trạng thái: Lạc quan - bi quan, sung sức – mệt mỏi, đau ốm – sướng khổ, buồn – vui, …

d. Tả phẩm chất: thật thà - dối trá, hiền – dữ, ngoan – hư, khiêm tốn – tự cao, hèn nhát – dũng cảm, tế nhị - thô lỗ, hèn nhát – phản bội,..

Câu 6.

a) Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở trên.

b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi.

Hướng dẫn giải:

- Anh ấy lúc nào cũng lạc quan, còn tôi lúc nào cũng bi quan.

- Mẹ tôi thì rất ốm, còn chị tôi thì rất mập

- Anh ấy vừa ngồi xuống thì tôi đứng dậy.

Câu 7.

Viết đoạn văn tả cảnh (kiểm tra)

Em chọn một trong ba đề bài sau:

1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, tối) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy.

2. Tả một cơn mưa.

3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em)

Hướng dẫn giải:

Tả một cơn mưa

a. Mở bài: Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào.

b. Thân bài: Tả cơn mưa theo trình tự

- Quang cảnh trước khi mưa

+ Khí trời, cảnh vật, con người… khi chưa có cơn mưa.

+ Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, …..

- Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn:

+ Hạt mưa to và thưa

+ Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời

+ Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã

+ Con người trú mưa hai bên đường

+ Các loài vật tìm chỗ trú mưa…..

- Quang cảnh sau cơn mưa

+ Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại

+ Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê…….

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào.

Tả ngôi nhà

Ngôi nhà như người bạn thân thiết của mỗi con người, nó chứng kiến ta từ lúc  bắt đầu chập chững biết đi đến khi trưởng thanh. Em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhất, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.

Đối với em nhà là nơi để trở về sau mỗi giờ học tập căng thẳng, là nơi vui chơi, học tập và đặc biệt là gắn kết giữa các thành viên gia đình lại với nhau. Em rất yêu quý ngôi nhà này.

2. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi: Sưu tầm các thành ngữ, tục ngữ chứa hai từ trái nghĩa

Hướng dẫn giải:

- Trước lạ sau quen

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

- Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi

- Chết vinh còn hơn sống nhục

- Thất bại là mẹ thành công

- Bên trọng bên khinh

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Phân biệt được từ trái nghĩa.

- Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả.

- Vận dụng giải bài tập SGK.

Ngày:07/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM