Tiếng Việt lớp 5 bài 2A: Văn hiến nghìn năm

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm được nội dung của bài Tập đọc: "Nghìn năm văn hiến" và biết thêm một số câu chuyện về các anh hùng trong lịch sử Việt Nam. elib mời các em tham khảo nội dung bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 2A: Văn hiến nghìn năm

1. Hoạt động cơ bản

1.1. Giải câu 1 trang 16 SGK VNEN Tiếng Việt 5

Câu hỏi: Quan sát  bức ảnh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

Hướng dẫn giải:

Khuê Văn Các (tức là gác Khuê Văn) là một căn gác nổi tiếng của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là khu di tích du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Nội, bởi vì đó chính là biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến.

1.2. Văn bản "Nghìn năm văn hiến"

Nghìn năm văn hiến

Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

NGUYỄN HOÀNG

Văn Miếu Quốc Tử Giám

1.3. Nội dung chính của văn bản

 Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến giới thiệu về ngôi trườn đại học đầu tiên của nước ta. Trường là nơi đào tạo ra những nhân tài xây dựng đất nước. Từ xưa đến  ngay các triều đại đã trú trọng vào giáo dục nên tổ chức rất nhiều khoa thi nhằm tìm ra những người tài giỏi để có môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Đặc biệt là dưới triều đại nhà Lê, thi cử được chú trọng nên mở rất nhiều khoa thi, có tới 1780 tiến sĩ, và 27 trạng nguyên. Ngày nay văn miếu trở thành một di sản văn hóa lịch sử lưu lại những dấu ấn lịch sử bia đá mai rùa như là chứng minh cho truyền thống hiếu học của cả một dân tộc.

1.4. Giải thích các cụm từ khó

  • Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp

  • Văn Miếu: đây là nơi thờ Khổng tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

  • Quốc Tử Giám: Trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu

  • Tiến sĩ: ở đây chỉ những người đỗ trong khì thi quốc gia về nho học thời xa xưa. Cuộc thi đó còn gọi là thi Hội.

  • Chứng tích: hiện vật hay vết tích ngày nay còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

1.5. Câu hỏi và hướng dẫn giải

Câu 1. Ghép mỗi từ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:

a. Quốc Tử Giám

b. Tiến sĩ

c. Văn hiến

d. Chứng tích

e. Văn Miếu

(1) ...: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) ...: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) ...: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) ...: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) ...: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Hướng dẫn giải:

(1) – c: Văn hiến: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) – e: Văn Miếu: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) – a: Quốc Tử Giám: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) – b: Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) – d: Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Câu 2. Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì?

Dựa vào bài đọc, em chọn ý đúng để trả lời:

a. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

b. Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

c. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn, tráng lệ.

Hướng dẫn giải:

Đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

Chọn đáp án: b

Câu 3. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

Hướng dẫn giải:

Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê – 104 khoa thi.

Câu 4. Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

Hướng dẫn giải:

Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê – 1780 tiến sĩ.

Câu 5.  Câu văn cuối bài muốn nói với chúng ta điều gì?

Em chọn ý đúng để trả lời:

a. Từ năm 1442 đến năm 1779, nước ta đã tổ chức thi cử rất có quy củ.

b. Văn Miếu — Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

c. Trong 10 thế kỉ, chúng ta đã có gần 3000 tiến sĩ.

Hướng dẫn giải:

Câu văn cuối bài nói với chúng ta rằng: Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

Chọn đáp án: b

2. Hoạt động thực hành

Câu 1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và viết vào vở.

a) Thư gửi các học sinh

b) Việt Nam thân yêu

Hướng dẫn trả lời:

a) Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông

b) Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương

Câu 2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

Hướng dẫn giải:

Từ đồng nghĩa với tổ quốc là:

  • Non sông

  • Đất nước

  • Giang sơn

  • Quê hương

  • Dân tộc

  • Sơn Hà

  • Nước non

Câu 3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)

M. Tổ quốc

Hai đội chơi thi viết các từ tìm được lên bảng, hết thời gian, đội nào tìm được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng

Hướng dẫn giải:

Một số từ có tiếng "quốc" là: quốc kì, quốc ca, quốc tế, liên hiệp quốc, quốc hội, quốc phòng, quốc huy, kiến quốc, quốc gia, quốc hoa, quốc phục...

Câu 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

a. Quê hương.

b. Quê mẹ.

c. Quê cha đất tổ.

c. Nơi chôn rau cắt rốn 

M: Dù đi đâu xa, những người dân quê tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê cha đất tổ của mình.

Hướng dẫn giải:

a. Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày.

b. Thành Phố Hồ Chí Minh là quê mẹ của tôi.

c) Sau nhiều năm xa quê Bác ấy đã về thăm quê cha đất tổ của mình.

d) Dù cho chúng ta có đi đến tận cùng chân trời nào vẫn không thể nào quên được nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Câu 5. a) Nghe thầy cô giáo đọc và viết vào vở

Lương Ngọc Quyến

Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

Theo Lương Quân

b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi

Câu 6. Viết vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

a. Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

b. Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Hướng dẫn giải:

- Trạng: ang

- Nguyên: uyên

- Nguyễn: uyên

- Hiền: iên

- Khoa: oa

- Thi: i

- Làng: ang

- Mộ: ô

- Trạch: ach

- huyện: uyên

- Bình: inh

- Giang: ang

Câu 7. Viết vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

- Tiếng (M: Nguyên)

- Vần:

+ Âm đệm: u

+ Âm chính: yê

+ Âm cuối: n

Hướng dẫn giải:

- Trạng:

+ Âm chính: a

+ Âm cuối: ng

- Nguyễn

+ Âm đệm: u

+ Âm chính: yê

+ Âm cuối: n

- Hiền

+ Âm chính: iê

+ Âm cuối: n

- Khoa:

+ Âm đệm: 0

+ Âm chính: a

+ Âm cuối: 

- Thi:

+ Âm chính: i

- Làng:

+ Âm chính: a

+ Âm cuối: ng

- Mộ:

+ Âm chính: ô

- Trạch:

+ Âm chính: a

+ Âm cuối: ch

- Huyện:

+ Âm đệm: u

+ Âm chính: yê

+ Âm cuối: n

- bình:

+ Âm chính: i

+ Âm cuối: nh

- Giang:

+ Âm chính: a

+ Âm cuối: ng

3. Hoạt động ứng dụng

Câu 1. Nói với người thân những điều em biết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Hướng dẫn giải:

Một vài thông tin về Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long.

- Văn Miếu: Là nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

- Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Thánh Tông nhà Lý).

-  Khuôn viên gồm: hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, các bia tiến sĩ,…

- Quốc Tử Giám: Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

- Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. 

- Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

- Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

- Đây cũng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một minh chứng cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

Câu 2. Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

Gợi ý tham khảo một số câu chuyện sau:

1. Truyện về Hai Bà Trưng

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. (Giao Chỉ là tên nước ta theo cách gọi của nhà Hán)

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

2. Câu chuyện Bóp nát quả cam

Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sang đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống biển. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- cho Giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xoè bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ…

4. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được nội dung bài tập đọc: "Nghìn năm văn hiến"

- Tìm hiểu thêm một số câu chuyện về các anh hùng Việt Nam trong lịch sử Việt Nam.

Ngày:06/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM