Tiếng Việt lớp 5 bài 7C: Cảnh sông nước

Nội dung bài học dưới đây giúp các em ôn tập lại kiến thức về nghĩa gốc và nghĩa chuyển, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 7C: Cảnh sông nước

1. Hoạt động thực hành

Câu 1.

a) Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A và viết vào vở theo mẫu:

- Cột A:

1. Bé chạy lon ton trên sông

2. Tàu chạy trên đường ray

3. Đồng hồ chạy đúng giờ

4. Dân làng khẩn trương chạy lũ

- Cột B:

a. Hoạt động của máy móc

b. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến

c. Sự di chuyển nhanh bằng chân

d. Sự di chuyển của phương tiện giao thông

Hướng dẫn giải:

Dòng nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A đó là:

1/ Hoạt động di chuyển

Câu 2.

Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

a. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

b. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.

c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.

Hướng dẫn giải:

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật là:

Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa chuyển, là các câu

+ Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân

+ Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng

Vậy ta chọn đáp án: c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.

Câu 3.

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng.

a. Câu có từ đi:

- Mang nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.

- Mang nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.

b. Câu có từ đứng:

- Mang nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.

- Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động

Hướng dẫn giải:

a) Câu có từ đi

- Mang nghĩa 1: Chú ấy đi rất chậm.

- Mang nghĩa 2: Trời đã vào mùa đông, con nhớ đi tất vào.

b) Câu có từ đứng

- Mang nghĩa 1: Cô giáo đứng giảng hơn một tiết học.

- Mang nghĩa 2: Hôm nay cúp điện, trời thì đứng gió, khiến tôi không thể ngủ được.

Câu 4: Luyện tập viết đoạn văn tả cảnh.

a) Đọc đề bài sau

Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

Hướng dẫn giải:

Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. "Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày.."

Quê tôi từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân ỗi lần đi đâu xa trở về em đều muốn quay trở lại nơi này. Ngày ngày, tiếng sóng vỗ rì rầm vào hai bên bờ như tiếng mẹ vỗ về yêu thương. Con sông hiền hoà, uốn quanh một dải đất trù phú. Nước sông bốn mùa, đục ngầu. Dường như trên mình nó chở nặng phù sa bồi đắp cho những bãi ngô quanh năm xanh tốt. Nước sông lững lờ chảy. Đứng ở bờ bên này, có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre của làng bên. Đứng ở trên cầu nhìn về xuôi, con sông như mái tóc dài óng ả của thiếu nữ. Làn gió nhẹ mang theo hơi nước táp vào da mặt. Mặt sông lăn tăn sóng gợn. Đâu đó vọng lại tiếng bác thuyền chài gõ cá. Tuổi thơ ai cũng đã từng một lần được tắm mát trên con sông quê mình. Con sông quê hương là một kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi. Tôi vẫn luôn nhớ về con sông quê hương, nhớ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi này, nhớ cả những con người bé nhỏ với nhịp sống thầm lặng mà hối hả ở nơi đây.

2. Hoạt động ứng dụng

Quan sát một cảnh đẹp của địa phương và ghi chép lại kết quả quan sát

Hướng dẫn giải:

Quan sát Hồ Gươm:

- Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ.

- Mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời, thi thoảng bắt gặp đàn cá tung tăng bơi lội. 

- Tháp Rùa có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước.

- Nằm bên hồ Gươm là các kiến trúc cổ như: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn…

- Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn cổ kính

- Xung quang hồ là những hàng cây cổ thụ cao sừng sững, những khóm hoa tươi đủ sắc màu...

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính dưới đây:

- Ôn tập lại kiến thức về nghĩa gốc và nghĩa chuyển,

- Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.

- Vận dụng giải bài tập SGK.

Ngày:10/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM