Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 48 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Hãy tìm phát biểu sai
A. Quỹ đạo của một vật là tương đối, đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật là khác nhau.
B. Vận tốc của vật là tương đối. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau.
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được nội dung lí thuyết về tính tương đối của chuyển động
Hướng dẫn giải
- Vì khoảng cách giữa hai điểm trong mặt phẳng, trên đường thẳng và trong không gian là tuyệt đối, không thay đổi trong mọi hệ quy chiếu.
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 48 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với tốc độ 9km/h so với bờ.
a) Hỏi vận tốc của thuyền so với bờ ?
b) Một em bé đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6 km/h so với thuyền. Hỏi vận tốc của em bé so với bờ ?
Phương pháp giải
Áp dụng công thức cộng vận tốc:
\(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \) để tính
a) Vận tốc của thuyền so với bờ:
\({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
b) Vận tốc của em bé so với bờ:
\({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
Hướng dẫn giải
a) Gọi thuyền là vật 1; nước là vật 2; bờ là vật 3
−\(\overrightarrow {{v_{12}}} \) là vận tốc của thuyền so với nước
−\(\overrightarrow {{v_{23}}} \) là vận tốc của nước so với bờ
−\(\overrightarrow {{v_{13}}} \) là vận tốc của thuyền so với bờ
- Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động ngược dòng của thuyền. Khi đó:
\({v_{12}} = 14km/h > 0;{v_{23}} = - 9km/h\)
(vì \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) ngược chiều dương)
- Vận tốc của thuyền so với bờ là:
\({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
⇒ \({v_{13}} = 14 + \left( { - 9} \right) = 5km/h\)
b) Gọi em bé là vật 1; thuyền là vật 2; bờ là vật 3.
Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Chiều dương là chiều chuyển động của em bé đối với thuyền. Khi đó:
\({v_{12}} = 6km/h > 0;{v_{23}} = - 5km/h\)
(vì em bé chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền nên \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) ngược chiều dương)
Vận tốc của em bé so với bờ:
\({v_{13}} = 6 + \left( { - 5} \right) = 1km/h\)
3. Giải bài 3 trang 48 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Hai bến sông A và B cách nhau 18 km theo đường thẳng . Một chiếc ca nô phải mất bao nhiêu thời gian để đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B về A? Biết rằng vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 16 ,2 km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 1,5 m/s.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức vận tốc trong chuyển động thẳng đều: v=s/t và công thức cộng vận tốc:
\(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
ta tính được:
a) thời gian khi đi xuôi theo công thức:
\(\frac{{AB}}{{{t_1}}} = {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
b) thời gian khi đi ngược theo công thức:
\(\frac{{AB}}{{{t_2}}} = {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
Hướng dẫn giải
Coi Ca nô là vật 1; Nước là vật 2; Bờ là vật 3
Chọn chiều dương như hình vẽ.
- Khi xuôi dòng: với v12=16,2km/h; v23=5,4km/h
- Khi ngược dòng: v12=16,2km/h;v23=−5,4km/h
- Khi xuôi:
\(\begin{array}{l} \frac{{AB}}{{{t_1}}} = {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ = > {t_1} = \frac{{AB}}{{{v_{12}} + {v_{23}}}} = \frac{{18}}{{16,2 + 5,4}} = \frac{5}{6}(h) \end{array}\)
- Khi ngược :
\(\begin{array}{l} \frac{{AB}}{{{t_2}}} = {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ = > {t_2} = \frac{{18}}{{16,2 - 5,4}} = \frac{5}{3}(h)\\ t = {t_1} + {t_2} = 2,5h \end{array}\)
4. Giải bài 4 trang 48 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240 m, mũi xuồng luôn luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một địa điểm cách bến dự định 180 m về phía hạ lưu và xuồng đi hết 1 min. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.
Phương pháp giải
Để tìm vận tốc của xuồng so với bờ, ta làm theo cách sau:
- Áp dụng công thức tính vận tốc: v=s/t
- Áp dụng công thức công vận tốc:
\(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
⇒ Tính vận tốc theo công thức sau:
\({v_{13}} = \sqrt {v_{12}^2 + v_{23}^2} \)
Hướng dẫn giải
Coi xuồng là vật 1; Nước - vật 2; Bờ - vật 3
Vận tốc của xuồng so với bờ là:
\(\begin{array}{l} {v_{23}} = \frac{{BC}}{t} = \frac{{180}}{{60}} = 3m/s\\ {v_{12}} = \frac{{AB}}{t} = \frac{{240}}{{60}} = 4m/s\\ {v_{13}} = \sqrt {v_{12}^2 + v_{23}^2} = 5m/s \end{array}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 3: Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 6: Sự rơi tự do
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 7: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 8: Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 9: Gia tốc trong chuyển động tròn đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 11: Sai số trong thí nghiệm thực hành
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 12: Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do