Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 11: Sai số trong thí nghiệm thực hành
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 11 dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn luyện tốt kiến thức về sai số trong thí nghiệm thực hành. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 52 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Chọn số liệu kém chính xác nhất trong các số liệu dưới đây.
Số gia cầm của trang trại A có khoảng.
A. 1,2.103con
B. 1230 con
C. 1,23.103con
D. 1.103con
Phương pháp giải
Vận dụng tính chất: Trong phép đo thí nghiệm thực hành, chữ số có nghĩa càng nhiều thì độ chính xác càng cao
Hướng dẫn giải
- Vì A có 2 chữ số có nghĩa; B có 3 chữ số có nghĩa; C có 4 chữ số có nghĩa còn D chỉ có 1 chữ số có nghĩa nên D là số liệu kém chính xác nhất.
- Chọn D
2. Giải bài 2 trang 52 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Dùng thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 0,5 cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15 cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối là bao nhiêu ?
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: Δl=1/2.ĐCNN để tính sai số tuyệt đối
- Sai số tương đối được tính theo công thức: Δl/l
Hướng dẫn giải
- Thước đo có GHĐ: 20cm và ĐCNN: 0,5cm
- Chiều dài bút l=15cm
- Sai số tuyệt đối : Δl=1/2.ĐCNN = 0,25 cm
- Sai số tương đối : Δl/l=0,2515≈1,7%
3. Giải bài 3 trang 52 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Trên đồ thị hình 11.2b nếu kéo dài đường biểu diễn ta sẽ có góc α. Nếu trục y biểu diễn vận tốc , trục hoành x biểu diễn thời gian, thì góc α và điểm A cho biết giá trị của các đại lượng nào?
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về sai số trong thí nghiệm để trả lời câu hỏi này
Hướng dẫn giải
- Điểm A cho ta biết giá trị của vận tốc tại t = 0
- Góc α cho ta biết \((\tan \alpha = \frac{{v - {v_0}}}{t} = a{\mkern 1mu} )\) giá trị của gia tốc.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 3: Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 6: Sự rơi tự do
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 7: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 8: Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 9: Gia tốc trong chuyển động tròn đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 12: Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do