Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 15: Định luật II Niu-tơn
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 10 Nâng cao Bài 15 dưới đây sẽ giúp các em học sinh rèn luyện phương pháp giải bài tập về Định luật II Niu-tơn. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Câu nào sau đây là đúng ?
A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Phương pháp giải
Khi tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật sẽ chuyển động thẳng đều
Hướng dẫn giải
- Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều khi hợp lực bằng 0
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một vật có khối lượng 2,5 kg, chuyển động với gia tốc 0,05 m/s2. Tính lực tác dụng vào vật.
Phương pháp giải
Tính lực tác dụng vào vật theo công thức: F=ma
Hướng dẫn giải
m = 2,5 kg; a = 0,05 (m/s2);
Hợp lực tác dụng vào vật F=ma=2,5.0,05=0,125(N)
3. Giải bài 3 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50 cm thì có vận tốc 0,7 m/s. Tính lực tác dụng vào vật.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: F=mv2/2S để tính lực tác dụng
Hướng dẫn giải
- Ta có: m=50kg; v0=0; S=50cm=0,5m; v=0,7(m/s)
- Theo định luật II Niuton: F=ma
- Mặt khác: v2−v02=2aS
- Lực tác dụng vào vật là:
F=mv2/2S=50.0,72/2.0,5=24,5(N)
4. Giải bài 4 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Hãy tính lực hãm. Biểu diễn trên cùng một hình các vectơ vận tốc, gia tốc và lực.
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: Fh=ma để tính lực hãm của máy bay
- Biểu diễn lực như hình vẽ bên dưới
Hướng dẫn giải
- Độ lớn lực hãm là:
Fh=ma=50.103.0,5=2,5.104(N)
- Biểu diễn trên cùng một hình vectơ vận tốc, gia tốc và lực:
5. Giải bài 5 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Có hai vật , mỗi vật bắt chuyển động dưới tác dụng của một lực. Hãy chứng minh rằng những quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một thời gian sẽ:
- Tỷ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau.
- Tỷ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: S= t2/2.a = t2/2.F/m rút ra tỉ lệ:
S1/S2= F1/F2.m2/m1
⇒ quãng đường đi được tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng vật
Hướng dẫn giải
- Ta có:
v0=0 => S= t2/2.a = t2/2.F/m
+ S1=t2/2.F1/m1
+ S2=t2/2.F2/m2
=>S1/S2= F1/F2.m2/m1
- Nếu \({m_2} = {m_1}{\rm{\;thì \;}}\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\)
⇒ quãng đường hai vật đi được tỉ lệ thuận các lực tác dụng.
- Nếu \({F_2} = {F_1}{\rm{\;thì \;}}\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}\)
=> quãng đường hai vật đi được tỉ lệ nghịch với các khối lượng.
6. Giải bài 6 trang 70 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Ô tô khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Tính khối lượng của hàng hóa trên xe.
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: F=ma để tính lực khi ô tô không chở hàng
- Áp dụng công thức: F'= (M + m).a’ để tính lực khi ô tô chở hàng
- Cho hai lực bằng nhau và tính khối lượng theo công thức:
\(m = M\frac{a}{{a'}} - M\)
Hướng dẫn giải
- Gọi a là gia tốc của ô tô không chở hàng; a’ là gia tốc của ô tô khi chở hàng. Áp dụng định luật II Niuton cho hai trường hợp ta được:
+ Khi ô tô không chở hàng: F = M.a
+ Khi ô tô chở hàng, khối lượng hàng là m: F' = (M + m).a’
+ Vì hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau:
⇒ F=F'
⇒ M.a = (M + m).a’
\(\begin{array}{l} \Rightarrow m = M\frac{a}{{a'}} - M\\ = 2000.\frac{{0,3}}{{0,2}} - 2000 = 1000kg \end{array}\)
- Vậy khối lượng hàng hóa mà ô tô chở là 1 tấn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 14: Định luật I Niu-tơn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 16: Định luật III Niu-tơn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 17: Lực hấp dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 18: Chuyển động của vật bị ném
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 19: Lực đàn hồi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 20: Lực ma sát
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 21: Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 22: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 23: Bài tập về động lực học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 24: Chuyển động của hệ vật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 25: Thực hành: Xác định hệ số ma sát