Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 6: Sự rơi tự do
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 10 Nâng cao Bài 6 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự rơi tự do. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 32 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Chọn câu sai
A. Khi vật rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của không khí
C. Người nhảy dù trên hình 6.2 đang rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt dất đều chịu gia tốc rơi tự do
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc điểm của vật rơi tự do
Hướng dẫn giải
- Vì theo hình bên người nhảy dù rơi nằm ngang, dang tay, làm cho lực cản của không khí là đáng kể, do đó không được coi là rơi tự do.
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 32 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 5 m. Tìm vận tốc của nó khi chạm đất
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(v = \sqrt {2gh} \) để tính vận tốc
Hướng dẫn giải
Chọn hệ tọa độ như hình vẽ: gốc O ≡ điểm thả vật
Gốc thời gian là lúc thả vật. Lấy g = 9,8 m/s2 (h.6.2)
Vận tốc khi chạm đất là:
\(v = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.9,8.5} = 9,9(m/s)\)
3. Giải bài 3 trang 32 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do. Tính thời gian rơi.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) để tính thời gian rơi
Hướng dẫn giải
Rơi tự do từ độ cao h=80 m so với đất.
Thời gian rơi:
\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.80}}{{9,8}}} \approx 4,04(s)\)
4. Giải bài 4 trang 32 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Hai viên bi sắt được thả rơi từ cùng một độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Tính khoảng thời gian cách nhau giữa hai viên bi sau khi viên bi thứ nhất được rơi được 1s; 1,5s
Phương pháp giải
Để tính khoảng cách giữa hai viên bi ta làm theo cách sau:
- Lập phương trình chuyển động của hai vật theo dạng: h=1/2gt2
- Phương trình khỏang cách hai vật là:
\(\begin{array}{l} \left| {{\rm{\Delta }}h} \right| = {h_1} - {h_2} \end{array}\)
- Thay các giá trị thời gian t tương ứng vào phương trình khoảng cách
Hướng dẫn giải
Chọn hệ tọa độ gốc O trùng với điểm thả vật, gốc thời gian là lúc vật I bắt đầu rơi
- Phương trình chuyển động của vật I :
\({h_1} = \frac{{g{t^2}}}{2} = 4,9{t^2}(s;m)\)
- Phương trình chuyển động của vật II:
\({h_2} = \frac{{g{{(t - 0,5)}^2}}}{2} = 4,9{(t - 0,5)^2}(s;m)\)
- Khoảng cách hai vật:
\(\begin{array}{l} \left| {{\rm{\Delta }}h} \right| = {h_1} - {h_2} = 4,9{t^2} - 4,9{(t - 0,5)^2}\\ = 4,9t - 1,225(s;m) \end{array}\)
- Tại t = 1s thì
\(\left| {{\rm{\Delta }}h} \right| = 4,9.1 - 1,225 = 3,675(m)\)
- Tại t = 1,5s thì
\(\left| {{\rm{\Delta }}h} \right| = 4,9.1,5 - 1,225 = 6,125(m)\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 3: Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 7: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 8: Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 9: Gia tốc trong chuyển động tròn đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 11: Sai số trong thí nghiệm thực hành
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 12: Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do