Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 10 Nâng cao Bài 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 24 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a=4m/s2
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2s sau vận tốc bằng 8 m/s
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: v=vo+at để tính vận tốc trong mỗi câu tương ứng
Hướng dẫn giải
- Lúc đầu vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó thì phải bằng 2+4.2=10 m/s
⇒ Câu C sai
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 24 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Chọn câu sai.
Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó
A. có gia tốc không đổi
B. có gia tốc trung bình không đổi
C. chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều
D. có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được nội dung lí thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều
Hướng dẫn giải
- Câu C sai. Vì: Nếu búng cho một viên bi lên dốc, bị chuyển động chậm dần đều, dừng lại rồi lăn nhanh dần đều xuống dốc ⇒ không thỏa
- Chọn C
3. Giải bài 3 trang 24 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Hãy tính xem tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng bao nhiêu để sau khi phóng 160s con tàu đạt được tốc độ trên ? Coi gia tốc của tên lửa là không đổi.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{v}{t}\) để tính gia tốc của tên lửa
Hướng dẫn giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động, t0=0 là lúc bắt đầu phóng.
\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{v}{t} = \frac{{7900}}{{160}} \approx 49,4{\mkern 1mu} (m/{s^2})\)
4. Giải bài 4 trang 24 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một chất điểm chuyển động trên trục Ox với gia tốc không đổi a=4m/s2 và vận tốc ban đầu v0=−10m/s
a) Sau bao lâu thì chất điểm dừng lại ?
b) Tiếp sau đó chất điểm chuyển động như thế nào ?
c) Vận tốc của nó lúc t = 5s là bao nhiêu ?
Phương pháp giải
a) Dựa vào công thức: v=v0+at để tính t với v=0
b) Áp dụng tính chất: Nếu v.a> 0 thì chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều ngược lại
c) Thay t = 5 vào công thức: v=v0+at để tính vận tốc
Hướng dẫn giải
\(\vec a{\mkern 1mu} ;{\mkern 1mu} \vec v\)ngược chiều chuyển động là chậm dần đều. Chọn t0 = 0 là lúc có v0=−10m/sv0=−10m/s
a) Chất điểm dừng lại:
v=v0+at=0
⇒ -10 + 4t = 0 ⟹ t= 2,5 (s)
b) Từ thời điểm t > 2,5 s :
v = -10 + 4t > 0, v.a > 0 nên chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều ngược lại
c) Tại t = 5 (s) có: v = -10 + 4.5 = 10 (m/s).
5. Giải bài 5 trang 24 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Sau khi khởi hành 5s, vận tốc của người đó là 2 m/s sau 5s tiếp theo vận tốc 4 m/s, sau 5s tiếp theo vận tốc 6 m/s.
a) Có thể kết luận chuyển động của người đó là nhanh dần đều được không? Tại sao?
b) Tính gia tốc trung bình mỗi khoảng thời gian 5s và gia tốc trung bình cả khoảng thời gian từ lúc khởi hành.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} \) để tính gia tốc trong từng trường hợp
Hướng dẫn giải
a) Không. Tuy cứ sau 5 s vận tốc tăng lên 1 lượng 2 m/s, tuy nhiên trong mỗi khoảng 5s ấy có thể có lúc vận tốc giảm đi, có lúc tăng rất nhanh, do đó không thể kết luận chuyển động này là nhanh dần đều.
b) Gia tốc trung bình trong mỗi khoảng 5s là như nhau :
\({a_{tb}} = \frac{{2 - 0}}{5} = \frac{{4 - 2}}{5} = \frac{{6 - 4}}{5} = 0,4(m/{s^2})\)
Gia tốc trung bình trong 15s :
\({a_{tb}} = \frac{6}{{15}}{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} 0,4{\mkern 1mu} (m/{s^2})\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 3: Khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 6: Sự rơi tự do
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 7: Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 8: Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 9: Gia tốc trong chuyển động tròn đều
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 11: Sai số trong thí nghiệm thực hành
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 12: Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do