Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 54: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn
Cùng eLib ôn tập các kiến thức về hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn trong nội dung Giải bài tập Bài 54 SGK Vật Lý 10 Nâng cao dưới đây. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 266 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Hãy chọn câu đúng
Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống mao dẫn thủy tinh khi:
A. Nhúng nó vào nước \(({\rho _1} = 1000kg/{m^3};{\sigma _1} = 0,072N/m)\)
B. Nhúng nó vào xăng ( \({\rho _2} = 700kg/{m^3};{\sigma _2} = 0,029N/m\) )
C. Nhúng nó vào rượu ( \({\rho _3} = 790kg/{m^3};{\sigma _3} = 0,022N/m\) )
D. Nhúng nó vào ete ( \({\rho _4} = 710kg/{m^3};{\sigma _4} = 0,017N/m\) )
Phương pháp giải
Mực chất lỏng trong ống mao dẫn thủy tinh dâng lên càng ít khi tỉ số \(\frac{{{\sigma _4}}}{{{\rho _4}}}\) có giá trị càng lớn
Hướng dẫn giải
- Từ công thức: \(h = \frac{{4\sigma }}{{g\rho d}}\)
⇒ Ta thấy ete có tỉ số \(\frac{{{\sigma _4}}}{{{\rho _4}}}\) có giá trị lớn nhất nên h nhỏ nhất
- Chọn đáp án D
2. Giải bài 2 trang 266 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Tìm hệ số căng bề mặt của nước nếu ống mao dẫn có đường kính trong là 1 mm và mực nước ống dâng cao 32,6 mm.
Phương pháp giải
Hệ số căng bề mặt của nước được tính theo công thức:
\(\sigma = \frac{{h\rho gd}}{4} \)
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} d = {\rm{ }}1,0{\rm{ }}\left( {mm} \right) = {10^{ - 3}}\left( m \right)\\ h = 32,6{\rm{ }}mm = 32,{6.10^{ - 3}}\left( m \right)\\ \rho = {10^3}(kg/{m^3}) \end{array}\)
Hệ số căng bề mặt của nước là:
\(\sigma = \frac{{h\rho gd}}{4} = \frac{{32,{{6.10}^{ - 3}}{{.10}^3}.9,{{8.10}^{ - 3}}}}{4} = 0,08(N/m)\)
3. Giải bài 3 trang 266 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Trong một ống mao dẫn có đường kính trong hết sức nhỏ, nước có thể dâng cao lên 80 mm, vậy với ống này thì rượu có thể dâng lên cao bao nhiêu? Các dữ kiện lấy theo số liệu ở bài tập 1.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l} \ {h_2} = \frac{{{h_1}.{\sigma _2}.{\rho _1}}}{{{\sigma _1}.{\rho _2}}} \end{array}\) để tính khoảng dâng cao của rượu trong ống
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} {h_1} = 80{\rm{ }}mm;\rho = {10^3}(Kg/{m^3});{\sigma _1} = 0,072(N/m)\\ {h_2} = ?;{\rho _2} = 790(kg/{m^3});{\sigma _2} = 0,022(N/m)\\ \end{array}\)
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {h_1} = \frac{4}{{gd}}.\frac{{{\sigma _1}}}{{{\rho _1}}}\\ {h_2} = \frac{4}{{gd}}.\frac{{{\sigma _2}}}{{{\rho _2}}} \end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{h_2}}}{{{h_1}}} = \frac{{{\sigma _2}{\rho _1}}}{{{\sigma _1}{\rho _2}}}\\ \Rightarrow {h_2} = \frac{{{h_1}.{\sigma _2}.{\rho _1}}}{{{\sigma _1}.{\rho _2}}} = \frac{{80.0,{{022.10}^3}}}{{0,027.790}}\\ \Rightarrow {h_2} = 30,9(mm) \end{array}\)
4. Giải bài 4 trang 266 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm và mực nước thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. Hỏi áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân không dính ướt ống thủy tinh?
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l} h' = \frac{{4\sigma }}{{pgd}} \end{array}\) để tính độ hạ cột thủy ngân
- Tính áp suất thực của khí quyển theo công thức;
\(h = 760 + h' \)
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} d = 2(mm) = {2.10^{ - 3}}m;\\ \sigma = 0,470(N/m)\\ \rho = 13600(kg/{m^3}) \end{array}\)
- Độ hạ của cột Hg do hiện tượng mao dẫn gây ra :
\(\begin{array}{l} h' = \frac{{4\sigma }}{{pgd}} = \frac{{4.0,47}}{{13600.9,{{8.2.10}^{ - 3}}}} = {7.10^{ - 3}}m\\ \Rightarrow h' = 7(mm) \end{array}\)
- Áp suất thực của khí quyển:
\(h = 760 + h' = 760 + 7 = 767\left( {mmHg} \right)\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 51: Biến dạng cơ của vật rắn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 52: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 53: Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 55: Sự chuyển thể. Sự nóng chảy và đông đặc
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 56: Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 57: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng