Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 20: Lực ma sát
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Lý 10 Nâng cao Bài 20 dưới đây sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức và rèn luyện phương pháp giải bài tập về lực ma sát. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 93 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Hãy chọn câu đúng
Chiều của lực ma sát nghỉ
A. Ngược chiều với vận tốc của vật
B. Ngược chiều với gia tốc của vật
C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
Phương pháp giải
Lực ma sát nghỉ có tác dụng giữ cho vật đứng yên, do đó chiều của nó sẽ ngược lại với chiều ngoại lực tác dụng
Hướng dẫn giải
- Chiều của lực ma sát nghỉ ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
- Chọn đáp án C.
2. Giải bài 2 trang 93 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt
A. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = {\mu _1}\vec N\)
B. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = - {\mu _1}\vec N\)
C. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} \le {\mu _1}N\)
D. \({F_{mst}} = {\mu _1}N\)
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được công thức tính lực ma sát trượt
Hướng dẫn giải
- Lực ma sát trượt có độ lớn: \({F_{mst}} = {\mu _y}N\)
Với μt là hệ số ma sát trượt (phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, nó không có đơn vị và dùng để tính độ lớn lực ma sát).
- Chọn đáp án D.
3. Giải bài 3 trang 93 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển đông thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.
Phương pháp giải
Tính lực tác động đặt vào xe theo công thức:
\(\begin{array}{l} F = {F_{msl}} = \mu .N = \mu .mg \end{array}\)
Hướng dẫn giải
- Trọng lực và phản lực của mặt đường tác dụng vào ô tô cân bằng nhau nên:
\(\begin{array}{l} \vec P + \vec N = \vec 0\\ = > {\mkern 1mu} N = P = mg \end{array}\)
- Ô tô chuyển động thẳng đều nên:
\(\begin{array}{l} a = \frac{{F - {F_{msl}}}}{m} = 0\\ < = > F = {F_{msl}} = \mu .N = \mu .mg \end{array}\)
- Lực phát động:
\(F = 0,08.1500.9,81 \approx 1177{\mkern 1mu} N\)
4. Giải bài 4 trang 93 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một xe ô tô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 100km/h thì hãm lại. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ô tô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp:
a) Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là μt = 0,7.
b) Đường ướt μt = 0,5.
Phương pháp giải
Dựa vào định luật II Niuton, ta tính quãng đường ô tô đi được đến lúc dừng lại theo công thức:
\(\begin{array}{l} S = \frac{{ - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{v_0^2}}{{2{\mu _t}.g}} \end{array}\)
Áp dụng công thức tính cho câu a và b với hệ số ma sát tương ứng
Hướng dẫn giải
Ô tô đi được quãng đường ngắn nhất trước khi dừng lại nếu ta hãm phanh gấp đến mức bánh xe trượt mà không lăn. Lúc này lực hãm là lực ma sát trượt.
Áp dụng công thức định luật II Niuton:
\(\begin{array}{l} a = - \frac{{{F_{mst}}}}{m} = - \frac{{{\mu _t}.mg}}{m} = - {\mu _t}.g\\ S = \frac{{ - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{ - v_0^2}}{{2( - {\mu _t}.g)}} = \frac{{v_0^2}}{{2{\mu _t}.g}} \end{array}\)
a) \({\mu _t} = {\rm{ }}0,7.\)
\(S = \frac{{{{(\frac{{100}}{{3,6}})}^2}}}{{2.0,7.9,81}} \approx 56,2(m)\)
b) \({\mu _t} = {\rm{ }}0,5.\)
\(S = \frac{{{{(\frac{{100}}{{3,6}})}^2}}}{{2.0,5.9,81}} \approx 56,2(m)\)
5. Giải bài 5 trang 93 SGK Vật lý 10 Nâng cao
Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang (hình 20.6). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang.
a) Tính quãng đường vật đi được sau 1s.
b) Sau đó, lực F ngừng tác động. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại.
Phương pháp giải
Áp dụng định luật II để tìm gia tốc của vật theo công thức:
\(\begin{array}{l} {a_1} = \frac{{F - \mu mg}}{m} \end{array}\)
a) Tính quãng đường vật đi được khi có tác dụng theo công thức:
\({S_1} = \frac{{{a_{1.}}{t_1}^2}}{2} \)
b) Khi ngừng tác dụng lực:
Áp dụng công thức: \({S_2} = - \frac{{{v_1}^2}}{{2{a_2}}} \) để tính quãng đường vật đi được đến lúc dừng
Hướng dẫn giải
Ta có: \( {F_{ms}} = \mu mg\)
Chọn chiều dương là chiều lực \(\vec F\)
Áp định luật II Newton ta có:
\(\begin{array}{l} {a_1} = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m}\\ = \frac{{F - \mu mg}}{m} = \frac{{2 - 0,3.0,4.9,81}}{{0,4}}\\ \approx 2,06(m/{s^2}) \end{array}\)
a) Quãng đường vật đi được sau 1s:
Với v0 = 0 thì \({S_1} = \frac{{{a_{1.}}{t_1}^2}}{2} = \frac{{2,{{06.1}^2}}}{2} = 1,03(m)\)
b) Khi lực \(\vec F\)ngừng tác dụng thì :
\({a_2} = - \mu g = - 0,3.9,81 \approx - 2,94(m/{s^2})\)
Với vận tốc v1 = a1t1 = 2,06 (m/s) và v2 = 0 thì:
\({S_2} = - \frac{{{v_1}^2}}{{2{a_2}}} = \frac{{ - 2,{{06}^2}}}{{2( - 2,94)}} \approx 0,72(m)\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 14: Định luật I Niu-tơn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 15: Định luật II Niu-tơn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 16: Định luật III Niu-tơn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 17: Lực hấp dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 18: Chuyển động của vật bị ném
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 19: Lực đàn hồi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 21: Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 22: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lực
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 23: Bài tập về động lực học
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 24: Chuyển động của hệ vật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao Bài 25: Thực hành: Xác định hệ số ma sát