Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Tập hợp các số nguyên sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 6 trang 70 SGK Toán 6 tập 1
Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không ?
\(-4 ∈ \mathbb N, 4 ∈\mathbb N, 0 ∈ \mathbb Z, 5 ∈\mathbb N,\)\(\, -1 ∈\mathbb N, 1 ∈\mathbb N\).
Phương pháp giải
– Tập hợp số nguyên là tập hợp gồm các số nguyên âm, số \(0\) và các số nguyên dương. Kí hiệu là:\(\mathbb Z\).
\(\mathbb Z =\{… ; –5 ; –4 ; –4 ; –3 ; –2 ; –1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; …\}\)
– Tập hợp số tự nhiên : \(\mathbb N = \{0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; …\}\)
Hướng dẫn giải
– 4 ∈ N : âm bốn thuộc tập hợp số tự nhiên. Sai vì – 4 là số nguyên âm.
4 ∈ N : bốn thuộc tập hợp số tự nhiên.
0 ∈ Z : 0 thuộc tập hợp số nguyên.
5 ∈ N : 5 thuộc tập hợp số tự nhiên
–1 ∈ N : âm 1 thuộc tập hợp số tự nhiên . Sai vì -1 là số nguyên âm
1 ∈ N : 1 thuộc tập hợp số tự nhiên
Vậy:
-4 ∈ N và -1 ∈ N là sai.
4 ∈ N, 0 ∈ Z, 5 ∈ N, 1 ∈ N là đúng.
2. Giải bài 7 trang 70 SGK Toán 6 tập 1
Khi người ta nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là + 3143m và độ cao đáy của vịnh Cam Ranh là -30m thì dấu "+" và dấu "-" biểu thị điều gì ?
Phương pháp giải
Sử dụng: Dấu cộng và dấu trừ biểu thị nơi đó cao hơn hay thấp hơn mực nước biển.
Hướng dẫn giải
Trong trường hợp này, dấu “–“ biểu thị độ cao dưới mực nước biển; dấu “+” biểu thị độ cao trên mực nước biển.
+3143 biểu thị đỉnh núi Phan –xi – păng cao hơn mực nước biển 3143m.
–30m biểu thị đáy của vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển 30m.
3. Giải bài 8 trang 70 SGK Toán 6 tập 1
Điền cho đủ các câu sau:
a) Nếu \( - {5^0}C\) biểu diễn \(5\) độ dưới \({0^0}C\) thì \( + {5^0}C\) biểu diễn…
b) Nếu \(-65m\) biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là \(65m\) dưới mực nước biển thì \(+3143m\) biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng) là…
c) Nếu \(-10000\) đồng biểu diễn số tiền nợ \(10000\) đồng thì \(20000\) đồng biểu diễn…
Phương pháp giải
Xem phần nhận xét SGK toán \(6\) tập 1 trang \(69\).
Hướng dẫn giải
Câu a
Nếu \( - {5^0}C\) biểu diễn \(5\) độ dưới \({0^0}C\) thì \( + {5^0}C\) biểu diễn \(5\) độ trên \({0^0}C\).
Câu b
Nếu \(-65m\) biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là \(65m\) dưới mực nước biển thì \(+3143m\) biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng) là \(3143m\) trên mực nước biển.
Câu c
Nếu \(-10000\) đồng biểu diễn số tiền nợ \(10000\) đồng thì \(20000\) đồng biểu diễn số tiền có 20 000 đồng.
4. Giải bài 9 trang 71 SGK Toán 6 tập 1
Tìm số đối của: \(+2, 5, -6, -1, -18.\)
Phương pháp giải
Số đối của số \(a\) là số \(- a\) và ngược lại số đối của số \(- a\) là số \(a.\)
Lưu ý: số đối của \(0\) chính là \(0\).
Hướng dẫn giải
Số đối của \(+ 2\) là \(- 2.\)
Số đối của \(5\) là \(- 5.\)
Số đối của \(- 6\) là \(6.\)
Số đối của \(-1\) là \(1.\)
Số đối của \(- 18\) là \(18.\)
5. Giải bài 10 trang 71 SGK Toán 6 tập 1
Trên hình 40 điểm A cách điểm mốc M về phía Tây 3km, ta quy ước:
"Điểm A được biểu thị là -3km". Tìm số biểu thị các điểm B, C.
Phương pháp giải
Các bạn tưởng tượng hình vẽ trên là một trục số. Trong đó điểm mốc M giống như điểm gốc 0 ở trên trục số. Khi đó, các điểm nằm bên trái điểm mốc sẽ mang giá trị âm, các điểm nằm bên phải sẽ mang giá trị dương.
Hướng dẫn giải
Ta coi M là điểm mốc.
- Điểm B cách M về phía bên phải 2 đoạn thẳng nên số biểu diễn điểm B là 2 km hay +2 km.
- Điểm C cách M về phía bên trái 1 đoạn thẳng nên số biểu diễn điểm C là -1 km.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập chương 2: Số nguyên