Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
Phần hướng dẫn giải bài tập Ước và bội sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1.
Mục lục nội dung
Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
1. Giải bài 111 trang 44 SGK Toán 6 tập 1
a) Tìm các bội của 44 trong các số 8;14;20;258;14;20;25.
b) Viết tập hợp các bội của 44 nhỏ hơn 3030.
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 44.
Phương pháp giải
Nếu có số tự nhiên aa chia hết cho số tự nhiên bb thì ta nói aa là bội của bb, còn bb là ước của a.a.
Ta có thể tìm các bội của một số khác 00 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0,1,2,3,...0,1,2,3,...
Hướng dẫn giải
Câu a: Trong các số đã cho có các số 8;208;20 chia hết cho 44 nên 22 số 8;208;20 là bội của 4.4.
Câu b: Ta lần lượt nhân 44 với 0,1,2,3,4,5,6,70,1,2,3,4,5,6,7 khi đó ta được các bội nhỏ hơn 3030 của 44 là: {0;4;8;12;16;20;24;28}{0;4;8;12;16;20;24;28}.
Câu c: Dạng tổng quát bội của 44 là: 4k4k, với k∈N.
2. Giải bài 112 trang 44 SGK Toán 6 tập 1
Tìm các ước của 4, của 6, của 9, của 13 và của 1.
Phương pháp giải
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Ta có thể tìm các ước của a(a>1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem xét a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Hướng dẫn giải
Tìm các ước của 4: lần lượt chia 4 cho 1,2,3,4 ta thấy 4 chia hết cho các số: 1,2,4 nên Ư(4)={1;2;4},
Tìm các ước của 6: lần lượt chia 6 cho 1,2,3,4,5,6 ta thấy 6 chia hết cho các số: 1,2,3,6 nên Ư(6)={1;2;3;6},
Tìm các ước của 9: lần lượt chia 9 cho 1,2,3,4,5,6,7,8,9 ta thấy 9 chia hết cho các số: 1,3,9 nên Ư(9)={1;3;9},
Tìm các ước của 13: lần lượt chia 13 cho 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13, ta thấy 13 chỉ chia hết cho các số 1,13 nên Ư(13)={1;13},
Tìm ước của 1: Ư(1)={1}.
3. Giải bài 113 trang 44 SGK Toán 6 tập 1
Tìm các số tự nhiên x sao cho
a) x∈B(12) và 20≤x≤50
b) x ⋮ 15 và 0<x≤40
c) x∈Ư(20) và x>8;
d) 16 ⋮ x.
Phương pháp giải
Cách tìm ước và bội ( ta kí hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a), tập hợp các bội của a là B(a)
- Ta có thể tìm bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0,1,2,3,...
- Ta có thể tìm các ước của a(a>1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem xét a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Hướng dẫn giải
Câu a: Nhân 12 lần lượt với 1;2... cho đến khi được bội lớn hơn 50; rồi chọn những bội x thỏa mãn điều kiện đã cho 20≤x≤50.
12.1=12
12.2=24
12.3=36
12.4=48
12.5=60
Vậy x∈{24;36;48}.
Câu b: Tương tự như câu a) x ⋮ 15 thì x cũng chính là bội của 15 và 0<x≤40
15.1=15
15.2=30
15.3=45
Vậy x∈{15;30}.
Câu c: Lần lượt chia 20 cho 1,2,3,4,5,6,...,20 ta thấy 20 chỉ chia hết cho các số sau: 1,2,4,5,10,20 nên
x∈Ư(20)={1;2;4;5;10;20}
Mà x>8 nên x={10,20}
Câu d: 16 ⋮ x có nghĩa là x là ước của 16. Vậy phải tìm tập hợp các ước của 16.
Lần lượt chia 16 cho các số tự nhiên từ 1 đến 16 ta thấy 16 chia hết cho 1; 2; 4; 8; 16.
Do đó x∈Ư(16)={1;2;4;8;16}.
4. Giải bài 114 trang 45 SGK Toán 6 tập 1
Có 36 học sinh vui chơi. Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được ? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia được .
Cách chia |
Số nhóm |
Số người ở một nhóm |
Thứ nhất |
4 |
|
Thứ hai |
|
6 |
Thứ ba |
8 |
|
Thứ tư |
12 |
|
Phương pháp giải
Hướng dẫn: Muốn chia đều 36 người vào các nhóm thì ta phải được một phép chia hết khi lấy 36 chia cho số nhóm hoặc lấy 36 chia cho số người ở 1 nhóm. Nếu phép chia nào có dư thì cách đó không thực hiện được..
Hướng dẫn giải
- Cách chia thứ nhất
Có 36 bạn muốn chia đều thành 4 nhóm nên số người trong một nhóm là:
36:4=9 (người)
- Cách chia thứ hai
Có 36 bạn muốn chia đều thành các nhóm mỗi nhóm có 6 người nên số nhóm được chia là:
36:6=6 (nhóm)
- Cách chia thứ ba
Có 36 bạn muốn chia đều thành 8 nhóm nên số người trong một nhóm là:
36:8=4 ( dư 4)
Do đó không thể chia đều 36 người thành 8 nhóm.
- Cách chia thứ tư
Có 36 bạn muốn chia đều thành 12 nhóm nên số người trong một nhóm là:
36:12=3 (người)
Cách chia |
Số nhóm |
Số người ở một nhóm |
Thứ nhất |
4 |
9 |
Thứ hai |
6 |
6 |
Thứ ba |
8 |
không thực hiện được |
Thứ tư |
12 |
3 |
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất