Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
Phần hướng dẫn giải bài tập Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Mục lục nội dung
1. Giải bài 16 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
2. Giải bài 17 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
3. Giải bài 18 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
4. Giải bài 19 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
5. Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
6. Giải bài 21 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
7. Giải bài 22 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
8. Giải bài 23 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
1. Giải bài 16 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp \(A\) các số tự nhiên \(x\) mà \(x - 8 = 12\).
b) Tập hợp \(B\) các số tự nhiên \(x\) mà \(x + 7 = 7.\)
c) Tập hợp \(C\) các số tự nhiên \(x\) mà \(x. 0 = 0.\)
d) Tập hợp \(D\) các số tự nhiên \(x\) mà \(x. 0 = 3.\)
Phương pháp giải
Tìm \(x\) sau đó tìm được các tập hợp cần tìm.
Hướng dẫn giải
Câu a: \(x - 8 = 12\) nên \(x = 12 + 8 = 20.\)
Vậy \(A = \{20\}\) nên tập hợp \(A\) có \(1\) phần tử.
Câu b: \(x + 7 = 7\) nên \(x = 7 - 7 = 0.\)
Vậy \(B = \{0\}\) nên tập hợp \(B\) có \(1\) phần tử.
Câu c: Với mọi số tự nhiên \(x\) ta đều có \(x. 0 = 0.\)
Vậy \(C = \{0;1;2;3;4;5;...\}\) hay \(C = \mathbb N\) nên tập hợp \(C\) có vô số phần tử.
Câu d: Vì mọi số tự nhiên \(x\) ta đều có \(x. 0 = 0\) nên không có số \(x\) nào để \(x. 0 = 3.\)
Vậy \(D = \emptyset \) nên tập hợp \(D\) không có phần tử nào.
2. Giải bài 17 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20
b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6
Phương pháp giải
Tìm tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử sau đó đếm số phần tử của từng tập hợp.
Hướng dẫn giải
Câu a: Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20.
Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}.
Như vậy A có 21 phần tử
Câu b: Giữa hai số tự nhiên liên tiếp nhau 5 và 6 không có số tự nhiên nào nên \(B = \emptyset.\)
Tập hợp B không có phần tử nào.
3. Giải bài 18 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
Cho \(A = \{0\}.\) Có thể nói rằng \(A\) là tập hợp rỗng hay không?
Phương pháp giải
Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào.
Hướng dẫn giải
Tập hợp \(A\) có một phần tử, đó là số \(0\). Vậy \(A\) không phải là tập hợp rỗng.
4. Giải bài 19 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
Viết tập hợp \(A\) các số tự nhiên nhỏ hơn \(10\), tập hợp \(B\) các số tự nhiên nhỏ hơn \(5\), rồi dùng kí hiệu \(⊂\) để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Phương pháp giải
Sử dụng: Nếu mọi phần tử của tập hợp \(B\) đều thuộc tập hợp \(A\) thì tập hợp \(B\) gọi là tập hợp con của tập hợp \(A\).
Kí kiệu là: \(B ⊂ A\).
Hướng dẫn giải
Tập hợp \(A\) gồm các số tự nhiên nhỏ hơn \(10\) nên \(A = \{0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9\}\);
Tập hợp \(B\) gồm các số tự nhiên nhỏ hơn \(5\) nên \(B = \{0; 1; 2; 3; 4\}\).
Nhận thấy mọi phần tử của tập hợp \(B\) đều thuộc tập hợp \(A\) nên \(B ⊂ A.\)
5. Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 tập 1
Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.
a) 15 A
b) {15} A
c) {15; 24} A
Phương pháp giải
- Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì a ∈ A
- Nếu mọi phần tử của tập A đều thuộc tập hợp B thì A là tập con của B. Kí hiệu: \(A\subset B.\)
- Nếu \( A\subset B\) và \(B \subset A\) thì A=B.
- Cần phân biệt cách viết tập hợp và phần tử của tập hợp.
Chú ý: Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì cách viết {a} ∈ A là sai. Cách viết đúng là {a} ⊂ A.
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Tập hợp \(A = \{15, 24\}\) là tập hợp có hai phần tử là 15 và 24.
Câu a: Vì 15 là một phần tử của A nên ta viết 15 ∈ A.
Câu b: Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.
Câu c: {15; 24} = A.
6. Giải bài 21 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
Tập hợp A = {8; 9; 10;...; 20} có 20 - 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử. Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12;....; 99}
Phương pháp giải
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử.
Hướng dẫn giải
Tập hợp \(B = \{10, 11, 12, 13, …, 99\}\) là tập hợp các số tự nhiên từ 10 đến 99.
Nên số phần tử của tập hợp B là 99 - 10 + 1 = 90 (phần tử)
7. Giải bài 22 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là \(0, 2, 4, 6, 8\); số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là \(1, 3, 5, 7, 9.\) Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau \(2\) đơn vị.
a) Viết tập hợp \(C\) các số chẵn nhỏ hơn \(10.\)
b) Viết tập hợp \(L\) các số lẻ lớn hơn \(10\) nhưng nhỏ hơn \(20.\)
c) Viết tập hợp \(A\) ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là \(18.\)
d) Viết tập hợp \(B\) bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là \(31.\)
Phương pháp giải
Viết các tập hợp dưới dạng liệt kê các phần tử
Hướng dẫn giải
Câu a: Tập hợp \(C\) gồm các số chẵn nhỏ hơn \(10\) nên \(C = \{0; 2; 4; 6; 8\}\).
Câu b: Tập hợp \(L\) các số lẻ lớn hơn \(10\) nhưng nhỏ hơn \(20\) nên \(L = \{ 11; 13; 15; 17; 19\}\).
Câu c: Số chẵn liền sau số \(18\) là số \(20.\) Số chẵn liền sau số \(20\) là số \(22.\)
Nên tập hợp \( A = \{18; 20; 22\}\).
Câu d: Tập hợp \(B\) bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là \(31\) nên \(B = \{25; 27; 29; 31\}\).
8. Giải bài 23 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
Tập hợp \(C = \{8; 10; 12;...;30\}\) có \((30 - 8): 2 + 1 = 12\) (phần tử)
Tổng quát
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn \(a\) đến số chẵn \(b\) có \((b - a) : 2 +1\) phần tử.
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ \(m\) đến số lẻ \(n\) có \((n - m) : 2 +1\) phần tử.
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau
\(D = \{21; 23; 25;... ; 99\}\)
\(E = \{32; 34; 36; ...; 96\}\)
Phương pháp giải
Tổng quát
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn \(a\) đến số chẵn \(b\) có \((b - a) : 2 +1\) phần tử.
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ \(m\) đến số lẻ \(n\) có \((n - m) : 2 +1\) phần tử
Hướng dẫn giải
Tập hợp \(D = \{21; 23; 25;... ; 99\}\) là tập hợp các số lẻ từ số \(21\) đến số \(99\).
Nên số phần tử của tập hợp \(D\) là \((99 - 21) : 2 + 1 =39+1= 40\) phần tử.
Tập hợp \(E = \{32; 34; 36; ...; 96\}\) là tập hợp các số chẵn từ số \(32\) đến số \(96\).
Nên số phần tử của tập hợp \(E\) là \((96 - 32) : 2 + 1 =32+1= 33\) phần tử.
9. Giải bài 24 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
Cho \(A\) là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn \(10\).
\(B\) là tập hợp các số chẵn
\(\mathbb N^*\) là tập hợp các số tự nhiên khác \(0.\)
Dùng kí hiệu \( ⊂\) để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp \(\mathbb N\) các số tự nhiên.
Phương pháp giải
Liệt kê các phần tử của từng tập hợp ra sau đó so sánh với tập hợp \(\mathbb N\) để kết luận.
Hướng dẫn giải
Tập hợp \(A=\{0;1;2;3;4;5;6;7;8;9\}\)
Tập hợp \(B=\{0;2;4;6;8;10;12;14;...\}\)
Tập hợp \(\mathbb N^*=\{1;2;3;4;5;6;...\}\)
Tập hợp các số tự nhiên \(N =\{0;1;2;3;4;5;6;...\}\)
Nhận thấy mọi phần tử của tập hợp \(A, B, \mathbb N^*\) đều thuộc tập hợp \(\mathbb N\).
Do đó: \(A ⊂\mathbb N; B ⊂\mathbb N;\mathbb N^* ⊂\mathbb N.\)
10. Giải bài 25 trang 14 SGK Toán 6 tập 1
Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999)
Viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất.
Phương pháp giải
Nhìn vào số liệu của bảng ta sẽ liệt kê được các nước có diện tích lớn nhất và các nước có diện tích nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải
Sắp xếp các diện tích theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là
\(1919 > 677 > 513 > 331 > 330 \)\(> 300 > 237 > 181 > 6 > 1.\)
Do đó các nước theo thứ tự có diện tích nhỏ dần là:
In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Lào; Cam-pu-chia; Bru-nây; Xin-ga-po.
Do đó
Tập hợp A gồm 4 nước có diện tích lớn nhất là A = {In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam}.
Tập hợp B gồm 3 nước có diện tích nhỏ nhất là B = {Xin-ga-po; Bru-nây; Cam-pu-chia}.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất