Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Quy tắc dấu ngoặc sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 57 trang 85 SGK Toán 6 tập 1
Tính tổng:
a) \((-17) + 5 + 8 + 17\);
b) \(30 + 12 + (-20) + (-12)\);
c) \((-4) + (-440) + (-6) + 440\);
d) \((-5) + (-10) + 16 + (-1)\).
Phương pháp giải
Đổi chỗ các số hạng trong tổng để hai số đối nhau đứng liền nhau.
Hướng dẫn giải
Câu a
\((-17) + 5 + 8 + 17 \)
\(= (-17) + 17+ 5 + 8\)
\(= 0+ 5 + 8= 13\);
Câu b
\(30 + 12 + (-20) + (-12)\)
\(= 12 + (-12) + 30 + (-20) \)
\(= 0 + (30 - 20) = 10\)
Câu c
\((-4) + (-440) + (-6) + 440\)
\(= (-440) + 440 + (-4) + (-6) \)
\(= 0 - (4 + 6) = -10\)
Câu d
\((-5) + (-10) + 16 + (-1)\)
\( = - (5 + 10 + 1) + 16 \)
\(= -16 + 16 = 0\)
2. Giải bài 58 trang 85 SGK Toán 6 tập 1
Đơn giản biểu thức
a) x + 22 + (-14) + 52;
b) (-90) - (p + 10) + 100.
Phương pháp giải
Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu " + ".
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " +" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Hướng dẫn giải
Câu a
\( x + 22 + (-14) + 52 \)
\(= x + (22 + 52) + (-14) \)
\(= x + 74 + (-14)\)
\(= x + (74 -14) = x + 60\)
Câu b
\((-90) - (p + 10) + 100\)
\(= (-90) - p - 10 + 100 \)
\(= - p + 100- 90 - 10 \)
\(= - p + (100- 90) - 10 \)
\(= -p +10 -10= -p\)
3. Giải bài 59 trang 85 SGK Toán 6 tập 1
Tính nhanh các tổng sau:
a) \((2736 - 75) - 2736\);
b) \( (-2002) - (57 - 2002)\).
Phương pháp giải
Bỏ dấu ngoặc rồi đổi chỗ các số hạng để hai số đối nhau đứng liền nhau.
Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu " + ".
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " +" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Hướng dẫn giải
Câu a
\((2736 - 75) - 2736\)
\(= 2736 - 75 - 2736 \)
\(= (2736 - 2736) - 75 \)
\(= 0 - 75 = - (75-0) = -75\)
Câu b
\( (-2002) - (57 - 2002)\)
\( = (-2002) - 57 + 2002 \)
\(=[ (-2002) + 2002] - 57 \)
\(= 0 - 57 = -(57 -0) = -57\)
4. Giải bài 60 trang 85 SGK Toán 6 tập 1
Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) \((27 + 65) + (346 - 27 - 65)\);
b) \( (42 - 69 + 17) - (42 + 17)\).
Phương pháp giải
Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " - " đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu " + " thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu " + ".
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu " +" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Hướng dẫn giải
Câu a
\((27 + 65) + (346 - 27 - 65)\)
\( = 27 + 65 + 346 - 27 - 65\)
\(= (27 - 27) + (65 - 65) + 346\)
\(=0+0+ 346 =346\).
Câu b
\((42 - 69 + 17) - (42 + 17) \)
\(= 42 - 69 + 17 - 42 - 17\)
\(= (42 - 42) + (17 - 17) - 69 \)
\(=0+0 -69=-69\).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập chương 2: Số nguyên