Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
Phần hướng dẫn giải bài tập Thứ tự thực hiện các phép tính sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 73 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
2. Giải bài 74 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
3. Giải bài 75 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
4. Giải bài 76 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
5. Giải bài 77 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
6. Giải bài 78 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
7. Giải bài 79 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
8. Giải bài 80 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
1. Giải bài 73 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Thực hiện phép tính
a) \(5 . 4^2 - 18 : 3^2\)
b) \(3^3 . 18 - 3^3 . 12 \)
c) \(39 . 213 + 87 . 39 \)
d) \(80 - [130 - (12 - 4)^2]\)
Phương pháp giải
Áp dụng công thức \({a^n} = \underbrace {a.a...a}_{n\,\,thừa\,\,số\,\,a}\,\,\left( {n \ne 0} \right)\) để tính ra kết quả rồi thực hiện phép tính.
b, c ) Ta có thể áp dụng công thức : \(a.b + a.c = a. (b + c)\) hoặc \(a.b - a.c= a. (b - c )\)
Hướng dẫn giải
Câu a: \(5 . 4^2 – 18 : 3^2\)\(= 5 . 16 - 18 : 9 = 80 - 2 = 78;\)
Câu b: \(3^3 . 18 – 3^3 . 12 \)\(= 27 . 18 - 27 . 12 = 486 - 324 = 162;\)
Lưu ý: Ở câu này có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng như sau:
\(3^3 . 18 – 3^3 . 12 \)\(= 3^3. (18 - 12) = 27 . 6 = 162; \)
Câu c: \(39 . 213 + 87 . 39 \)\(= 39 . (213 + 87) = 39 . 300 = 11700;\)
Câu d: \(80 – [130 – (12 – 4)^2] = 80 - (130 -8^2)\) \(= 80 - (130 - 64) = 80 - 66 = 14.\)
2. Giải bài 74 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Tìm số tự nhiên \(x\), biết
a) \(541 + (218 - x) = 735\)
b) \(5(x + 35) = 515\)
c) \(96 - 3(x + 1) = 42\)
d) \(12x - 33 = 3^2. 3^3\)
Phương pháp giải
Ta áp dụng quy tắc sau
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
Hướng dẫn giải
Câu a: \(541 + (218 - x) = 735\)
\( 218 - x = 735 - 541\)
\( 218 - x = 194\)
\(x = 218 - 194\)
\( x = 24\)
Câu b: \(5(x + 35) = 515\)
\(x + 35 = 515 : 5\)
\( x + 35 = 103\)
\( x = 103 - 35 \)
\(x=68\)
Câu c: \(96 - 3(x + 1) = 42\)
\(3(x + 1) = 96 - 42\)
\(3(x + 1)= 54\)
\( x + 1 = 54:3\)
\( x + 1 = 18\)
\(x = 18 - 1\)
\( x = 17\)
Câu d: \(12x - 33 = 3^2. 3^3\)
\(12x - 33 = 9.27\)
\(12x - 33 = 243\)
\( 12x = 243 + 33\)
\( 12x = 276\)
\( x = 276 : 12\)
\( x = 23\)
3. Giải bài 75 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Điền số thích hợp vào ô vuông:
Phương pháp giải
Gọi số phải điền vào ô vuông thứ nhất, thứ hai là \(a;b\), từ đó tùy vào phép tính ở dấu mũi tên để tìm \(a;b\).
Hướng dẫn giải
Câu a: Gọi các số phải điền vào hai ô trống là \(a\) và \(b\) (theo thứ tự từ trái qua phải).
Ta có
Vì \(b \times 4 = 60\) nên \(b=60:4=15\).
Vì \(a+3=b=15\) nên \(a=15-3=12\)
Vậy ta có
Câu b: Gọi các số phải điền vào hai ô trống là \(c\) và \(d\) (theo thứ tự từ trái qua phải).
Ta có
Vì \(d-4=11\) nên \(d=11+4=15\)
Vì \(c\times 3=d=15\) nên \(c=15:3=5\)
Vậy ta có:
4. Giải bài 76 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Đố: Trang đố Nga dùng bốn chữ số 2 cùng với dấu ngoặc (nếu cần) viết dãy tính có kết quả lần lượt bằng 0, 1, 2, 3, 4.
Em hãy giúp Nga làm điều đó.
Phương pháp giải
Thứ tự thực hiện phép tính:
Trong ngoặc => nhân chia=> cộng trừ
Hướng dẫn giải
Kết quả ra 0
\(2 . 2 - 2 . 2 = 0\) hoặc \(2^2 – 2^2= 0\) hoặc \((2 + 2) – 2 . 2 = 0\)
hoặc \((2 – 2) + (2 – 2) = 0\)
Kết quả ra 1
\(2 . 2 : (2 . 2) = 1\) hoặc \(2^2 : 2^2= 1\) hoặc \(2^2 : (2 + 2) = 1\) hoặc \((2 + 2) : (2 . 2) = 1\)
Kết quả ra 2
\(2 : 2 + 2 : 2 = 2\) hoặc \((2: 2)^2.2 = 2\)
Kết quả ra 3
\(2^2 – (2 : 2) = 3\) hoặc \( (2.2 + 2):2 = 3\)
Kết quả ra 4
\(2 + 2 + 2 – 2 = 4\) hoặc \(2 + (2.2 – 2) = 4\).
5. Giải bài 77 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Thực hiện phép tính
a) \(27 . 75 + 25 . 27 - 150\)
b) \(12 : \{390 : [500 - (125 + 35 . 7)]\}\).
Phương pháp giải
Đối với phép tính chỉ chứa phép cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước và cộng, trừ sau
Đối với phép tính có nhiều dấu ngoặc: ta thực hiện ưu tiên thứ tự ngoặc như sau: ( ) --> [ ] ---> { }
Hướng dẫn giải
Câu a: \(27 . 75 + 25 . 27 - 150 \)
\(\;\;= 2025 + 675 - 150 \)
\(\;\;= 2700 - 150 = 2550.\)
Lưu ý. Có thể dùng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để nhẩm:
\(27 . 75 + 25 . 27 - 150 \)
\(\;= 27 . (75 + 25) - 150 \)
\(\;= 27 . 100 - 150 \)
\(\;= 2700 - 150 = 2550.\)
Câu b: \(12 : \{390 : [500 - (125 + 35 . 7)]\}\)
\(\;\;= 12 : \{390 : [500 - (125 + 245)]\}\)
\(\;\;= 12 : [390 : (500 - 370)] \)
\(\;\;= 12 : (390 : 130) = 12 : 3 = 4.\)
6. Giải bài 78 trang 32 SGK Toán 6 tập 1
Tính giá trị biểu thức
12 000 - (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3).
Phương pháp giải
Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Trong ngoặc thì ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
Hướng dẫn giải
\(12 000 - (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3)\)
\(= 12 000 - (3000 + 5400 + 3600 : 3)\)
\(= 12 000 - (3000 + 5400 + 1200)\)
\(= 12 000 - 9600 = 2400.\)
7. Giải bài 79 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Điền vào chỗ trống của bài toán sau sao cho để giải bài toán đó, ta phải tính giá trị của biểu thức nêu trong bài 78.
An mua hai bút bi giá ... đồng một chiếc, mua ba quyển vở giá ... đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì. Biết số tiền mua ba quyển sách bằng số tiền mua hai quyển vở, tổng số tiền phải trả là 12 000 đồng. Tính giá một gói phong bì.
Phương pháp giải
Sử dụng phép tính ở bài 78 là \(12 000 - (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3)\) để suy ra các số cần điền.
Hướng dẫn giải
Từ phép tính \(12 000 - (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3)\) (ở bài 78) ta suy ra hai bút bi An mua có giá 1500 đồng 1 chiếc và ba quyển vở An mua giá 1800 đồng một quyển.
Ta điền vào như sau
An mua hai bút bi giá 1500 đồng một chiếc, mua ba quyển vở giá 1800 đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì. Biết số tiền mua ba quyển sách bằng số tiền mua hai quyển vở, tổng số tiền phải trả là 12 000 đồng. Tính giá một gói phong bì.
(Giải thích
Ta sẽ có
Giá hai bút bi là \(1500.2\) đồng
Giá ba quyển vở là \(1800.3\) đồng
Giá ba quyển sách bằng giá hai quyển vở và bằng \(1800.2\) đồng
Do đó giá một quyển sách bằng \(1800.2 :3\) đồng
Tổng số tiền mua bút bi, vở, sách là \(1500.2 + 1800.3 + 1800.2 : 3\) đồng
Vậy giá một phong bì là \(12 000 – (1500.2 + 1800.3 + 1800.2 : 3) = 2400\) đồng)
8. Giải bài 80 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Điền vào ô vuông các dấu thích hợp (=, <, >):
12 1 13 12 – 02 (0 + 1)2 02 +12
22 1 + 3 23 32 – 12 (1 + 2)2 12 + 22
32 1 + 3 + 5 33 62 – 32 (2 + 3)2 22 + 32
43 102 – 62
Phương pháp giải
Tính giá trị từng phép tính rồi so sánh.
Hướng dẫn giải
Ta có
+) \(1^2 = 1\)
+) \(1^3 = 1\) ; \(1^2 – 0^2 = 1 – 0 = 1\).
Do đó \(1^3 = 1^2 – 0^2.\)
+) \((0 + 1)^2 = 1^2 = 1\) ; \(0^2 + 1^2 = 0 + 1 = 1.\)
Do đó \((0 + 1)^2 =0^2 + 1^2.\)
+) \(2^2 = 4\) ; \(1 + 3 = 4.\)
Do đó \(2^2 = 1 + 3.\)
+) \(2^3 = 8 ; 3^2 - 1^2 = 9 - 1 = 8.\)
Do đó \(2^3 = 3^2 - 1.\)
+) \((1 + 2)^2 = 3^2 = 9\) ; \(1^2 + 2^2 = 1 + 4 = 5. \)
Do \(5 < 9\) nên \((1 + 2)^2 > 1^2 + 2^2.\)
+) \(3^2 = 9 ; 1 + 3 + 5 = 9.\)
Do đó \(3^2 = 1 + 3 + 5.\)
+) \(3^3 = 27 ; 6^2 – 3^2 = 36 – 9 = 27.\)
Do đó \(3^3 = 6^2 – 3^2.\)
+) \((2 + 3)^2 = 5^2 = 25\) ; \(2^2 + 3^2 = 4 + 9 = 13.\)
Do \(25 > 13\) nên \((2 + 3)^2 > 2^2 + 3^2.\)
+) \(4^3 = 64 ; 10^2 - 6^2 = 100 - 36 = 64.\)
Do đó \(4^3 = 10^2 - 6^2.\)
Ta điền như sau:
12 1 13 12 – 02 (0 + 1)2 02 +12
22 1 + 3 23 32 – 12 (1 + 2)2 12 + 22
32 1 + 3 + 5 33 62 – 32 (2 + 3)2 22 + 32
43 102 – 62
9. Giải bài 81 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Sử dụng máy tính bỏ túi
- Để thêm số vào nội dung bộ nhớ, ta ấn nút :
- Để bớt số ở nội dung bộ nhớ, ta ấn nút:
- Để gọi lại nội dung ghi trong bộ nhớ, ta ấn nút : hay hay .
Chú ý: Khi sử dụng các nút , , trên màn hình xuất hiện chữ M. Sau khi đã sử dụng nút để tìm kết quả của phép tính, muốn chuyển sang phép tinh mới, để xóa chữ M đó ta ấn nút .
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
(274 + 318) . 6; 34 . 29 + 14 . 35; 49 . 62 - 32 . 51.
Hướng dẫn giải
Sử dụng máy tính, ta tính được kết quả như sau:
(274 + 318) . 6 = 3552
34 . 29 + 14 . 35 = 1476
49 . 62 - 32 . 51 = 1406
10. Giải bài 82 trang 33 SGK Toán 6 tập 1
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ?
Tính giá trị của biểu thức 34 – 33, em sẽ tìm được câu trả lời.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: \({a^n} = \underbrace {a.a...a}_{n\,\,thừa\,\,số\,\,a}\,\,\left( {n \ne 0} \right)\)
Hướng dẫn giải
Ta có: \(3^4=3.3.3.3=81\) và \(3^3=3.3.3=27\)
Nên \(3^4 – 3^3 = 81 - 27 =54.\)
Vậy cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Ước và bội
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất