Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Đoạn thẳng
Phần hướng dẫn giải bài tập Đoạn thẳng sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Hình học 6 Tập 1.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 33 trang 115 SGK Toán 6 tập 1
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau
a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng \(RS\).
Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng \(RS\).
b) Đoạn thẳng \(PQ\) là hình gồm…
Phương pháp giải
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Hình vẽ minh họa
Hướng dẫn giải
Câu a: Hình gồm hai điểm \(R,S\) và tất cả các điểm nằm giữa \(R\) và \(S\) được gọi là đoạn thẳng \(RS\).
Hai điểm \(R,S\) được gọi là hai mút của đoạn thẳng \(RS\).
Câu b: Đoạn thẳng \(PQ\) là hình gồm hai điểm \(P,Q\) và tất cả các điểm nằm giữa \(P,Q\)
2. Giải bài 34 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả?
Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy
Phương pháp giải
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
Hình vẽ minh họa
Hướng dẫn giải
Vẽ hình
Có tất cả 3 đoạn thẳng, đó là AB, AC, BC.
Lưu ý: vì đoạn thẳng AB còn được là đoạn thẳng BA (trang 115 SGK Toán 6 tập 1) nên tính ra chỉ có 3 đoạn thẳng thôi, dù cho các bạn có gọi tên khác đi chăng nữa.
Ngoài ra, còn một số cách vẽ khác khi vị trí của A, B, C khác nhau nhưng kết quả vẫn như trên. Ví dụ:
3. Giải bài 35 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Gọi \(M\) là một điểm bất kì của đoạn thẳng \(AB\), điểm \(M\) nằm ở đâu? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Điểm \(M\) phải trùng với điểm \(A\)
b) Điểm \(M\) phải nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\)
c) Điểm \(M\) phải trùng với điểm \(B\)
d) Điểm \(M\) hoặc trùng với điểm \(A\) hoặc nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) hoặc trùng với điểm \(B\).
Phương pháp giải
Đoạn thẳng \(AB\) là hình gồm điểm \(A\), điểm \(B\) và tất cả các điểm nằm giữa \(A\) và \(B.\)
Hướng dẫn giải
Chọn câu trả lời d): Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
Điểm M trùng với điểm A
Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B:
Điểm M trùng với điểm B:
4. Giải bài 36 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Xét 3 đoạn thẳng AB,BC,CA trên hình 36 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không?
b) Đường thẳng a có cắt những đoạn thẳng nào không?
c) Đường thẳng a có không cắt những đoạn thẳng nào?
Phương pháp giải
Xem phần 2 SGK toán 6 hình trang 115 để biết rõ hơn về đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
Hoặc sử dụng lý thuyết về đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
Hướng dẫn giải
Câu a: Đường thẳng \(a\) không đi qua mút của đoạn thẳng nào.
Câu b: Đường thẳng \(a\) cắt những đoạn thẳng: \(AB\) và \(AC\);
Câu c: Đường thẳng \(a\) không cắt đoạn thẳng \(BC\).
5. Giải bài 37 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Lấy ba điểm không thẳng hàng \(A,B,C\) vẽ hai tia \(AB\) và \(AC\), sau đó vẽ tia \(Ax\) cắt đoạn \(BC\) tại điểm \(K\) nằm giữa hai điểm \(B\) và \(C\).
Phương pháp giải
Sử dụng lý thuyết về đoạn thẳng cắt tia
Hướng dẫn giải
6. Giải bài 38 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.
Hình 37
Phương pháp giải
Cần nhớ rằng đoạn thẳng bị giới hạn ở hai đầu; tia chỉ bị giới hạn ở một đầu còn đường thẳng thì không bị giới hạn ở cả 2 phía.
Hướng dẫn giải
7. Giải bài 39 trang 116 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I. Vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L. Kiểm tra xem các điểm I, K, L có thẳng hàng hay không.
Hình 38
Phương pháp giải
Đoạn thẳng \(AB\) là hình gồm hai điểm \(A, B\) và tất cả các điểm nằm giữa \(A\) và \(B.\)
Hướng dẫn giải
Ta có hình vẽ sau
Ba điểm \(I, K, L\) thẳng hàng
Cách vẽ
Từ hình \(38\) ở đề bài, ta vẽ hình theo thứ tự sau:
- Nối điểm \(A\) với \(E\) ta được đoạn thẳng \(AE\). Nối điểm \(B\) với \(D\) ta được đoạn thẳng \(BD\). Hai đoạn thẳng này cắt nhau tại \(I\).
- Nối điểm \(A\) với \(F\) ta được đoạn thẳng \(AF\). Nối điểm \(C\) với \(D\) ta được đoạn thẳng \(CD\). Hai đoạn thẳng này cắt nhau tại \(K\).
- Nối điểm \(B\) với \(F\) ta được đoạn thẳng \(BF\). Nối điểm \(C\) với \(E\) ta được đoạn thẳng \(CE\). Hai đoạn thẳng này cắt nhau tại \(L\).
- Cuối cùng, kiểm tra \(I, K, L\) có thẳng hàng hay không, ta vẽ đường thẳng đi qua \(I\) và \(K\) rồi xem đường thẳng đó có đi qua \(L\) hay không.
Kết quả: Ba điểm \(I, K, L\) thẳng hàng (được biểu thị bằng đường nét đứt như hình vẽ trên).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Tia
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Độ dài đoạn thẳng
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB?
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng