Món kem ngon
Mục lục nội dung
1. Kem là gì?
Kem lạnh là món ăn ngọt dạng đông lạnh được làm từ các sản phẩm từ sữa như sữa và thường được kết hợp với các loại trái cây và các hương vị khác như vani, chocolate…. Kem được làm ngọt bằng đường hoặc các chất ngọt có thể thay thế đường (sữa, mật ong…). Hỗn hợp này được khuấy đều trong môi trường chân không (không có không khí) và có nhiệt độ thấp để tránh tạo thành những tinh thể băng. Kết quả là kem ở dạng mịn, xốp.
Việt Nam ta từ lâu đã xuất hiện loại kem được gọi là kem ký được làm từ sữa đặc hoặc sữa tươi, nước cốt dừa, đường cát. Cách phục vụ của kem ký là theo từng tảng, trên có thể phủ sữa đặc, sốt socola, sốt trái cây, đậu phộng, mứt, cơm dừa,… tuỳ khẩu vị. Đặc điểm của loại kem này là cứng, ít dẻo, cảm giác có đá. Theo thời gian khi công nghệ về thiết bị thực phẩm, công nghệ về nguyên liệu thực phẩm phát triển, kem ký đã được cải tiến rất nhiều. Kem ký giờ đây xốp dèo hơn, thơm ngon và đa dạng mùi vị hơn. Các nhà sản xuất kem của Việt Nam cũng đã làm đa dạng hoá sản phẩm kem trong nước bằng cách làm ra kem cây, kem ốc quế, kem hộp. Cách phục vụ cũng đa dạng chẳng hạn như kem tươi ở các quán ăn vặt, cửa hàng thức ăn nhanh; các quán kem chuyên về kem, các bạn có thể tự chọn các loại kem mình yêu thích và tự phối với các phụ liệu; hoặc các quán cà phê kem, ở mỗi cách cà phê đá xay sẽ được thêm 1 viên kem vanilla hoặc sữa dừa tạo cảm giác mới lạ và đặc sắc hơn.
2. Nguyên liệu để có món kem ngon
Kem, cream hay crème là món ăn ngọt dạng đông lạnh được làm từ sản phẩm sữa bột, sữa tươi, trái cây, hương liệu có thể thêm trứng gà vào gia vị và đường. Tất cả các hỗn hợp đó được khuấy đều, hòa trộn lại rồi được đưa vào làm đông lạnh tạo nên một dung dịch sền sệt, mịn màng, mát lạnh, thơm ngon. Ngày nay, để làm ra những món kem ngon, chúng ta cần lưu ý đến những nguyên liệu cũng như hàm lượng cụ thể như:
- Hàm lượng chất béo: có vai trò rất quan trọng tạo nên hương vị của kem. Hàm lượng chất béo trong kem thường chiếm từ 3-11%.
- Bột sữa: Ngoài tính năng cung cấp hàm lượng chất béo cho kem bột sữa còn tạo nênhương vị của kem thành phẩm. Nếu như chúng ta đã có hàm lượng chất béo đủ từ nguồn gốc nguyên liệu khác thì chúng ta có thể sử dụng các loại bột sữa không béo như SkimMilk Powder hoặc Whey Powder.
- Hàm lượng đường:15%-25% tuỳ theo khẩu vị của từng vùng miền hay nhóm khách hàng. Các nguyên liệu cung cấp độ ngọt có thể kể đến như: Đường cát, Đường Glucose, Đường Fuctose, Đường hoá học.
- Các chất ổn định, nhũ hoá trong kem: là nguyên liệu có tính hoạt tính tạo liên kết các nguyên liệu thành một khối thống nhất làm giảm tỷ lệ đá trong kem thành phẩm. Ngoài ra sự đồng nhất này sẽ giữ được hàm lượng khí nhiều hơn trong khối kem trong quá trình làm xốp lạnh nên kem sản xuất ra sẽ có độ xốp hơn.
- Tinh bột: trong công thức kem của nhiều nước trên thế giới thì họ không sử dụng tinh bột, nhưng hầu như tất cả các nhà sản xuất kem của Việt Nam đều sử dụng tinh bột từ 3-5%. Chúng ta có thể sử dụng tinh bột bình thường hoặc các loại tinh bột biến tính để ra tăng độ kết dính của khối kem.
- Nguyên liệu quan trọng trong việc phân biệt kèm này với kem khác chính là hương liệu kem. Hương liệu nên cho vào giai đoạn cuối cùng tránh tổn thất hương vì nhiệt độ.
3. Cách bảo quản kem siêu tiện lợi ngay tại nhà
Không chỉ thực phẩm tươi sống mới cần được bảo quản cẩn thận mà ngay cả các sản phẩm từ kem, sữa cũng cần phải bảo quản đúng cách nếu không sẽ khiến kem mất đi vị ngon trong thời gian ngắn. Bạn đang lo lắng không biết bảo quản như thế nào vì trời đang vào hè với nhiệt độ lên tới 38°C, 39°C thì bảo quản kem như thế nào là đúng cách, là hợp lý.
Không để lẫn các loại kem ở cạnh nhau
Sau khi mua kem và và trước khi cho kem vào tủ lạnh bạn nên phân biệt riêng biệt các loại kem với những vị khác nhau, bỏ riêng chúng ra, lưu ý không được xếp chúng chúng lại với nhau nhé vì khi để lẫn chúng rất dễ bị pha trộn mùi với nhau làm mất đi vị của từng loại kem.
Nhiệt độ tủ lạnh luôn luôn thích hợp
Nhiều kem lạnh quá hoặc muốn sử dụng lúc nào cũng được nên nhiều người cho kem vào tủ lạnh bảo, nhưng trước khi bảo quản thì bạn phải kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh để cho kem được bảo quản ở nơi có nhiệt độ hợp lý nhất và thường mức nhiệt từ 0 độ F hoặc thấp hơn nữa.
Cho kem vào hộp kín
Mỗi loại kem có một hương vị khác nhau để cho kem không bị mất vị thì khi bảo quản, bạn nên dùng một chiếc hộp thực phẩm an toàn kín và có thể chịu được nhiệt độ và chịu lực tốt không để cho kem bị biến dạng và khi bị xếp chồng lên các loại hộp đựng khác.
Sử dụng khay/hộp đựng rộng và phẳng
Khi bạn sử dụng khay, hộp đựng kem rộng và bằng phẳng sẽ có tác dụng làm cho kem luôn giữ được trạng thái mềm mượt, không bị đông cứng hoặc quá mềm.
Dùng màng bọc thực phẩm
Trước khi cho kem vào tủ lạnh bảo quản thì bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon quấn đều và chặt hộp kem lại sẽ giúp bạn ngăn ngừa được việc tinh thể bằng hình thành làm kem bị đông đá khi ăn sẽ rất lạnh và mất ngon.
Để hộp/khay kem vào phía trong cùng của tủ lạnh
Khi bạn đóng mở tủ lạnh nhiều lần sẽ khiến cho nhiệt độ gần cửa của tủ lạnh không được ổn định. Bởi vậy nên khi cho kem vào tủ lạnh thì bạn nên cho hộp kem vào ben trong cùng sẽ giúp cho món kem được giữ ở nhiệt độ ổn định hơn và không bị ảnh hưởng đến hương vị.
Bọc trong bọc kín, có đá ướp lạnh
Nếu bạn không có tủ lạnh nhưng vẫn muốn bảo quản kem tại nhà để dùng dần, nếu không muốn kem tan nhanh thì bạn hãy gói nhữn que kem vào giấy và gói kín lại, sau đó thì quấn quanh thân kem một lớp khăn và để chúng vào thùng giữ nhiệt có chứa nhiều đá, khi quấn bằng khăn kín sẽ giúp cho kem không bị tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài và không làm cho kem bị tan chảy được.
Tuy nhiên cách này chỉ được dùng tạm thời vì vậy bạn nên sử dụng chúng ngay trong ngày hoặc nửa ngày thôi nhé.
4. Lợi ích và tác hại của ăn kem đối với sức khỏe
Là món ăn được yêu thích nhất trong mùa hè, ăn kem có những lợi ích nhất định thế nhưng bạn cũng cần thận trọng với những tác hại của món ăn này.
4.1 Lợi ích
Cung cấp năng lượng
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại kem của những thương hiệu khác nhau có nhiều sự chênh lệch nhưng theo các nhà khoa học thì các loại kem nói chung đều là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Kem giàu carbohydrate, chất béo và protein. Một phần kem thông thường được phục vụ tại các nhà hàng cũng chứa khoảng 7 gam chất béo và 2 gam protein.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một nửa cốc kem vani cung cấp 137 kcal năng lượng, gấp đôi một nửa cốc sữa nguyên kem. Kem là một lựa chọn tốt khi bạn cần năng lượng tức thì sau một chuỗi hoạt động hoặc nếu bạn cần tăng cân, nên nhớ quá gầy cũng khiến bạn thiếu hấp dẫn như thừa cân vậy.
Là nguồn vitamin và khoáng chất
Kem cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, kem chứa một số khoáng sản quan trọng, đặc biệt là canxi và phốt pho. Kem cũng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, C, D và E, cũng như thiamin, riboflavin, niacin, folate và vitamin B-6 và B-12. Nó cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quá trình đông máu.
4.2 Tác hại
Có thể gây tăng cholesterol
Kem là một thực phẩm giàu chất béo, các nhà khoa học tìm thấy thành phần của nhiều loại kem có chứa từ 10% -16% chất béo từ sữa. Chất béo trong sữa chủ yếu là chất béo bão hòa hay còn được gọi là cholesterol. Khi mức độ cholesterol trong máu của bạn quá cao, nó có thể hình thành các mảng bám, các mảng bám này tích tụ trên thành động mạch của bạn và gây cản trở lưu thông máu. Quá trình này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Kem cũng chứa rất nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cân, sâu răng và tăng nồng độ triglyceride-một loại chất béo không lành mạnh- trong máu. Để giảm nguy cơ cholesterol cao và các vấn đề liên quan đến tim mạch, bạn cần dùng kem với khẩu phần vừa phải hoặc lựa chọn loại kem làm từ sữa ít béo, ít đường.
Có thể gây dị ứng vì chứa lactose
Kem có thể gây ra vấn đề cho một số người có tiền sử dị ứng lactose trong sữa vì nó là sản phẩm làm từ sữa và có chứa lactose. Những người bị thiếu lactase, một loại men tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa lactose, có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nếu như họ ăn kem. Các vấn đề này bao gồm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.
Nếu bạn bị dị ứng lactose bạn có thể uống bổ sung men tiêu hóa lactase khi ăn kem để làm giảm bớt vấn đề về tiêu hóa, hoặc bạn có thể thay thế kem với một sản phẩm đông lạnh tương tự làm bằng sữa đậu nành.
Kem là một món ăn giải nhiệt vô cùng tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức. Vậy còn chờ gì nữa, mà không tham khảo ngay các cách làm kem siêu ngon được eLib chia sẻ trong chuyên mục Món kem ngon dưới đây. Chỉ với những nguyên liệu dễ tìm và một vài bước nhỏ đơn giản là bạn đã có thể tự tay làm cho bản thân, người thân, bạn bè thật nhiều loại kem siêu ngon và tuyệt đối đảm bảo vệ sinh rồi nhé. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc
Kem đậu xanh sữa đặc
- doc
Kem đậu xanh sữa tươi
- doc
Kem đậu xanh nước cốt dừa
- doc
Kem que đậu xanh
- doc
Kem đậu xanh sầu riêng sữa dừa
- doc
Kem đậu đỏ
- doc
Kem đậu xanh tràng tiền
- doc
Kem đậu đỏ nước cốt dừa
- doc
Kem cuộn Thái Lan
- doc
Kem đậu đỏ trà xanh