Giải SGK Toán 8
Mục lục nội dung
1. Nhận định về môn Toán 8
Toán học là một môn tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng. Điều quan trọng là bạn cần biết cách học giỏi môn Toán. Bởi Toán học không yêu cầu phải nhớ nhiều như các môn khác, điều quan trọng là phải hiểu được bản chất của vấn đề. Nếu hiểu được bản chất của bài toán, thực sự toán sẽ dễ hơn và không cần học thuộc nhiều hơn so với những môn khác.
Môn Toán lớp 8 phân chia ra hai phần. Bao gồm phần Đại số và phần Hình học:
- Trọng tâm kiến thức phần Đại số môn Toán lớp 8 gồm: Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. Phân tích đa thức thành nhân tử, phân chia phân thức. Các kiến thức mới là bài Toán về phương trình, bất phương trình.
- Về Hình học, các con sẽ được tiếp cận với các bài học về định lý TaLet đảo, tam giác đồng dạng cùng các định nghĩa. Tính chất của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình lăng trụ đứng cùng các đa giác…
2. Cách học giỏi môn Toán lớp 8
2.1. Học trên lớp
Việc học trên lớp của nhiều học sinh hiện nay vẫn còn rất thụ động. Nhiều em chỉ nghe giảng rồi chép bài mà không có sự chủ động tìm tòi kiến thức. Không có sự tranh thủ hỏi giáo viên những vấn đề còn thắc mắc. Trong khi việc học đến đâu, nắm chắc kiến thức tới đó rất quan trọng. Thậm chí học sinh nên làm bài tập ngay sau bài giảng của giáo viên để biết chắc mình đã hiểu bài đến mức độ nào.
Để học giỏi Toán lớp , việc học trên lớp tạo cho các em rất nhiều cơ hội. Các em có thể hỏi luôn thầy cô những điều mà mình chưa rõ. Hay cùng bạn bè trên lớp giải bài tập giống như một cuộc thi. Chỉ tốn một khoảng thời gian ngắn, việc học của các em đã hiệu quả hơn rồi.
2.2. Học bài cũ
Trước mỗi buổi học bài mới, Các em nên ôn lại bài cũ. Để học giỏi Toán lớp 8 cũng vậy. Những kiến thức toán thường có sự liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau. Vậy nên việc học bài cũ là cực kỳ quan trọng. Các em cũng có thể liệt kê những điểm mình chưa hiểu để sang tuần học mới có thể hỏi lại thầy cô. Còn nếu các em lười ôn lại những kiến thức cũ, những kiến thức chưa nắm chắc không được ôn lại thêm một lần nữa. Thì đương nhiên hậu quả là một lỗ hổng kiến thức sẽ xuất hiện. Đến lúc cảm thấy cần ôn lại tất cả thì sẽ rất tốn thời gian.
2.3. Nắm chắc lý thuyết
Khi nắm chắc được định nghĩa, định lý, các tính chất các em học sinh có thể áp dạng vào tính toán một cách dễ dàng hơn nhiều. Nắm được các định lý, đặc biệt là trong hình học, các em có thể vận dụng vào các bài toán Hình học và Đại số căn bản.
Khi chuyển sang những bài toán vận dụng, vận dụng cao. Các em chỉ cần tư duy, liên kết một số vấn đề lại với nhau để có thể vận dụng thành thạo vào bài toán.
2.4. Luyện nhiều các dạng bài tập
Trong Toán học, để ghi nhớ được những công thức, những định lý, định nghĩa. Có một cách để không phải ghi nhớ máy móc đó là rèn luyện thật nhiều dạng bài tập, rèn luyện nhiều các dạng bài tập sẽ giúp các em nhớ lâu những công thức.
Toán có khá nhiều các dạng bài tập khác nhau, tuy vậy nó có các dạng bài tập cụ thể và có những cách làm chung. Nếu các em cố gắng rèn luyện được nhiều dạng bài tập, các em sẽ hình thành những kĩ năng, kinh nghiệm để có thể sử lý nhanh gọn và có thể sử lý các dạng bài tập khác nhau.
Làm thật nhiều bài tập là một trong những cách học giỏi môn Toán mà ai cũng có thể áp dụng
Khi làm thật nhiều bài tập, các em sẽ gặp nhiều dạng bài khác nhau, nhiều cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Đòi hỏi các em phải tìm tòi, khám phá thì mới có thể giải được bài toán.
Nếu số lượng bài tập mà các em làm đủ lớn thì sau này, khi làm bài kiểm tra hay khi đi thi, nếu gặp lại các dạng bài ấy, các em sẽ dễ dàng tìm ra phương pháp giải toán mà không cần phải vò đầu bứt tai nữa. Các em sẽ không phải lúng túng và bất ngờ đối với những dạng bài tập mới nữa.
2.5. Hãy tập tóm tắt đề bài trước khi giải
Khi đọc đề xong các bạn hãy tập tóm tắt đề bài bởi khi làm như thế sẽ giúp các em dễ dàng nhận biết được dữ liệu đề cho là gì và cần phải làm những gì để giải nó, việc nữa là nó còn tiết kiệm được thời gian và tránh bỏ sót các dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Khi làm bài ngoài việc giải bài theo yêu cầu thì việc trình bày cẩn thận, rõ ràng sẽ giúp các em có những điểm số trọn vẹn từ giám khảo chấm bài.
2.6. Học từ dạng bài dễ đến dạng bài khó
Khi đã quen với dạng bài tập cơ bản thì các em sẽ có được động lực để làm những bài tập có mức độ khó hơn. Các em đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với những dạng bài khó thì sẽ quên đi được nỗi sợ hãi đối với môn học khó nhằn này.
Có thể dễ dàng giải được những bài tập từ đơn giản cho đến hóc búa sẽ làm cho các em cảm thấy hứng thú đối với môn học này và lúc nào cũng muốn dành thời gian cho việc học và làm bài tập. Điều này sẽ khiến cho kết quả môn toán của các em được cải thiện một cách đáng kể.
2.7. Không học dồn ép, chồng chất kiến thức
Dù kiến thức các em có được nhiều hay không, các em cũng không nên học gấp, học dồn tất cả các môn. Việc học dồn dập các môn khiến các em cùng một lúc tiếp thu nhiều mảng, các em sẽ không phân loại cũng như chọn lọc các kiến thức. Các bạn dễ rơi vào trạng thái stress. Kiến thức đã không tiếp thu được mà lại còn sợ hãi đối với việc học thì rất khó giỏi môn Toán.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Hình học 8 Ôn tập chương 3
- doc
Giải bài tập SGK Đại số 8 Chương 1 Bài 12
- doc
Giải bài tập SGK Hình học 8 Chương 1 Bài 12
- doc
Giải bài tập SGK Hình học 8 Chương 3 Bài 9
- doc
Luyện tập trang 124 - 125
- doc
Giải bài tập SGK Đại số 8 Chương 1 Bài 11
- doc
Giải bài tập SGK Hình học 8 Chương 1 Bài 11
- doc
Luyện tập trang 84 (Toán 8)
- doc
Giải bài tập SGK Hình học 8 Chương 4 Bài 9
- doc
Giải bài tập SGK Đại số 8 Chương 1 Bài 10