Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Mở đầu về phương trình
Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 8 Bài 1 Mở đầu về phương trình sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Đại số 8 Tập 2
Mục lục nội dung
Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Mở đầu về phương trình
1. Giải bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2
Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không?
a) 4x−1=3x−2
b) x+1=2(x−3)
c) 2(x+1)+3=2−x?
Phương pháp giải
Nếu khi thay x=−1 vào hai vế của phương trình ta được kết quả của hai vế bằng nhau thì x=−1 là nghiệm của phương trình đó.
Hướng dẫn giải
Câu a
4x−1=3x−2
Thay x=−1 vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: 4x−1=4(−1)−1=−5
Vế phải: 3x−2=3(−1)−2=−5
Ta thấy kết quả vế trái bằng vế phải nên x=−1 là nghiệm của phương trình.
Câu b
x+1=2(x−3);
Thay x=−1 vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: x+1=−1+1=0
Vế phải: 2(x−3)=2(−1−3)=−8
Ta thấy kết quả vế trái khác vế phải nên x=−1 không là nghiệm của phương trình.
Câu c
2(x+1)+3=2−x
Thay x=−1 vào vế trái và vế phải của phương trình ta được:
Vế trái: 2(x+1)+3=2(−1+1)+3=3
Vế phải: 2−x=2−(−1)=3
Ta thấy kết quả vế trái bằng vế phải nên x=−1 là nghiệm của phương trình.
2. Giải bài 2 trang 6 SGK Toán 8 tập 2
Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình. (t+2)2=3t+4
Phương pháp giải
Thay lần lượt các giá trị của t vào hai vế của phương trình ta được kết quả hai vế bằng nhau thì giá trị đó là nghiệm của phương trình
Hướng dẫn giải
* Với t=−1 ta có:
VT=(t+2)2=(−1+2)2=12=1
VP=3t+4=3.(−1)+4=1
⇒VT=VP nên t=−1 là nghiệm của phương trình.
* Với t=0 ta có:
VT=(t+2)2=(0+2)2=22=4
VP=3t+4=3.0+4=4
⇒VT=VP nên t=0 là nghiệm của phương trình.
* Với t=1 ta có:
VT=(t+2)2=(1+2)2=32=9
VP=3t+4=3.1+4=7
⇒VT≠VP nên t=1 không là nghiệm của phương trình
3. Giải bài 3 trang 6 SGK Toán 8 tập 2
Xét phương trình x+1=1+x. Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.
Phương pháp giải
Áp dụng định nghĩa:
- Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn phương trình.
- Tập nghiệm của phương trình là tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình đó.
Hướng dẫn giải
Vì phương trình x+1=1+x nghiệm đúng với mọi x∈R.
Vậy tập nghiệm của phương trình trên là: S=R.
4. Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 tập 2
Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu):
Phương pháp giải
Thay các giá trị của x=−1, x=2 và x=3 vào từng phương trình (a), (b), (c); giá trị nào thỏa mãn phương trình thì là nghiệm của phương trình đó.
Hướng dẫn giải
*) Xét phương trình 3(x−1)=2x−1(1)
+) Thay x=−1 vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
VT=3.(−1−1)=3.(−2)=−6VP=2.(−1)−1=−2−1=−3
−6≠−3⇒VT≠VP
Vậy x=−1 không là nghiệm của phương trình (1)
+) Thay x=2 vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
VT=3.(2−1)=3.1=3VP=2.2−1=4−1=3
3=3⇒VT=VP
Vậy x=2 là nghiệm của phương trình (1)
+) Thay x=3 vào vế trái và vế phải của phương trình (1) ta được:
VT=3.(3−1)=3.2=6VP=2.3−1=6−1=5
6≠5⇒VT≠VP
Vậy x=3 không là nghiệm của phương trình (1)
*) Xét phương trình 1x+1=1−x4(2)
+) Với x=−1 thì phương trình (2) không xác định nên x=−1 không là nghiệm của phương trình (2)
+) Thay x=2 vào vế trái và vế phải của phương trình (2) ta được:
VT=12+1=13VP=1−24=1−12=12
13≠12⇒VT≠VP
Vậy x=2 không là nghiệm của phương trình (2)
+) Thay x=3 vào vế trái và vế phải của phương trình (2) ta được:
VT=13+1=14VP=1−34=44−34=14
14=14⇒VT=VP
Vậy x=3 là nghiệm của phương trình (2)
*) Xét phương trình x2−2x−3=0(3)
+) Thay x=−1 vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
VT=(−1)2−2.(−1)−3=1+2−3=0VP=0
0=0⇒VT=VP
Vậy x=−1 là nghiệm của phương trình (3)
+) Thay x=2 vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
VT=22−2.2−3=4−4−3=−3VP=0
−3≠0⇒VT≠VP
Vậy x=2 không là nghiệm của phương trình (3)
+) Thay x=3 vào vế trái và vế phải của phương trình (3) ta được:
VT=32−2.3−3=9−6−3=0VP=0
0=0⇒VT=VP
Vậy x=3 là nghiệm của phương trình (3)
5. Giải bài 5 trang 7 SGK Toán 8 tập 2
Hai phương trình x=0 và x(x−1)=0 có tương đương không? Vì sao?
Phương pháp giải
Áp dụng định nghĩa: Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập nghiệm.
Bước 1: Ta tìm tập nghiệm của hai phương trình x=0 và x(x−1)=0
Giả sử phương trình x=0 có tập nghiệm là S1; phương trình x(x−1)=0 có tập nghiệm S2
Bước 2: So sánh S1 và S2
Bước 3: Kết luận
- Nếu S1=S2 thì hai phương trình tương đương.
- Nếu S1≠S2 thì hai phương trình không tương đương.
Hướng dẫn giải
Phương trình x=0 có tập nghiệm S1={0}.
Xét phương trình x(x−1)=0.
Ta có một tích bằng 0 khi một trong hai thừa số bằng 0 tức là:
x(x−1)=0 khi x=0 hoặc x=1.
Vậy phương trình x(x−1)=0 có tập nghiệm S2={0;1}
Vì S1≠S2 nên hai phương trình không tương đương.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Phương trình tích
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Ôn tập chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn