Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Hình bình hành

Phần hướng dẫn giải bài tập Hình bình hành  sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Hình học 8 Tập 1

Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Hình bình hành

Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Hình bình hành

1. Giải bài 43 trang 92 SGK Toán 8 tập 1

Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không?

Phương pháp giải

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành

  • Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Cả ba tứ giác đều là hình bình hành.

- Tứ giác ABCDABCD là hình bình hành vì có

AB//CDAB//CDAB=CD=3AB=CD=3 (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

- Tứ giác EFGHEFGH là hình bình hành vì có

EH//FGEH//FGEH=FH=3EH=FH=3  (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

- Tứ giác MNPQMNPQ

MNMNPQPQ là cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 1155.

Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: MN=PQ=52+12=26MN=PQ=52+12=26

MQMQNPNP là cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 1133

Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: MQ=NP=32+12=10MQ=NP=32+12=10

Do đó MNPQMNPQ là hình bình hành vì có MN=PQMN=PQMQ=NPMQ=NP ( dấu hiệu nhận biết hình bình hành).

2. Giải bài 44 trang 92 SGK Toán 8 tập 1

Cho hình bình hành ABCDABCD. Gọi  EE là trung điểm của ADAD, FF là trung điểm của BCBC. Chứng minh rằng BE=DFBE=DF

Phương pháp giải

Áp dụng

  • Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

ABCDABCD hình bình hành nên  DE//BFDE//BFAD=BCAD=BC

EE là trung điểm của ADAD (giả thiết) nên DE=12ADDE=12AD (tính chất trung điểm)

FF là trung điểm của BCBC (giả thiết) nên BF=12BCBF=12BC (tính chất trung điểm)

AD=BCAD=BC (chứng minh trên) nên DE=BFDE=BF

Tứ giác BEDFBEDFDE//BFDE//BFDE=BFDE=BF (chứng minh trên)

Tứ giác BEDFBEDF là hình bình hành (theo dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Vậy theo tính chất hình bình hành ta được BE=DFBE=DF (đpcm)

3. Giải bài 45 trang 92 SGK Toán 8 tập 1

Cho hình bình hành ABCDABCD (AB>BCAB>BC). Tia phân giác của góc DD cắt ABABEE, tia phân giác của góc BB cắt CDCDFF

a) Chứng minh rằng DE//BFDE//BF

b) Tứ giác DEBFDEBF là hình gì? Vì sao?

Phương pháp giải

Áp dụng

  • Hình bình hành có các góc đối bằng nhau. 
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Câu a

 Vì ABCDABCD là hình bình hành (giả thiết)

^ABC=^ADCˆABC=ˆADC (tính chất hình bình hành) (1)

BFBF là tia phân giác ^ABCˆABC (giả thiết)

^B1=^B2=^ABC2ˆB1=ˆB2=ˆABC2 (tính chất tia phân giác) (2)

DEDE là tia phân giác ^ADCˆADC (giả thiết)

^D1=^D2=^ADC2ˆD1=ˆD2=ˆADC2 (tính chất tia phân giác) (3)

Từ (1), (2), (3) ^D2=^B1ˆD2=ˆB1  (4)

AB//DCAB//DC (vì ABCDABCD là hình bình hành)

Suy ra: ^B1=^F1ˆB1=ˆF1 (so le trong)   (5)

Từ (4) và (5) suy ra ^F1=^D2ˆF1=ˆD2 mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DE//BFDE//BF (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Câu b

ABCDABCD là hình bình hành (giả thiết)

AB//CDAB//CD (tính chất hình bình hành) hay BE//DFBE//DF

Xét tứ giác DEBFDEBF có BE//DFBE//DF (chứng minh trên) và DE//BFDE//BF (theo câu a)

Suy ra tứ giác DEBFDEBF là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

4. Giải bài 46 trang 92 SGK Toán 8 tập 1

Các câu sau đúng hay sai?

a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành

b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành

Phương pháp giải

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Câu a: Đúng, vì hình thang có hai đáy song song lại có thêm hai cạnh đáy bàng nhau nên là hình bình hành theo dấu hiệu nhận biết 5

Câu b: Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa)

Câu c: Sai, vì hình thang cân có hai cạnh đối (hai cạnh bên) bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành

Câu d: Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành

5. Giải bài 47 trang 93 SGK Toán 8 tập 1

Cho hình 72, trong đó ABCD là hình bình hành

a) Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành

b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng ba điểm A, O, C thẳng hàng

Phương pháp giải

Áp dụng: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Câu a

Xét hai tam giác vuông AHDAHDCKBCKB

AD=CBAD=CB (vì ABCDABCD là hình bình hành)

^ADH=^CBKˆADH=ˆCBK (hai góc ở vị trí so le trong, AD//BCAD//BC)

 AHD=CKBΔAHD=ΔCKB (cạnh huyền- góc nhọn)

 AH=CKAH=CK (22 cạnh tương ứng)

Ta có

{AHBDCKBD(giả thiết)AH//CK

Xét tứ giác AHCK

{AH//CKAH=CK(chứng minh trên)

tứ giác AHCK là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).

Câu b

Xét hình bình hành AHCKO là trung điểm của HK (giả thiết)

 O là giao điểm của hai đường chéo ACHK của hình bình hành (tính chất hình bình hành)

Hay A,O,C thẳng hàng.

6. Giải bài 48 trang 93 SGK Toán 8 tập 1

Tứ giác ABCDE,F,G,H theo thứ tự là trung  điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

Phương pháp giải

Áp dụng

  • Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Xét ΔABC có EA=EBFB=FC nên EF là đường trung bình của  ΔABC suy ra EF//AC và EF=AC2       (1)

Xét ΔADC có HA=HDGD=GC nên HG là đường trung bình của ΔADC suy ra HG//AC và HG=AC2         (2)

Từ (1) và (2) suy ra EF//HG và EF=HG

Tứ giác EFGH có EF//HG và EF=HG nên là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).

Vậy tứ giác EFGH là hình bình hành

7. Giải bài 49 trang 93 SGK Toán 8 tập 1

Cho hình bình hành ABCD. Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của CD,AB. Đường chéo BD cắt AI,CK theo thứ tự ở MN. Chứng minh rằng:

a) AI//CK

b) DM=MN=NB

Phương pháp giải

Áp dụng

  • Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
  • Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba

Hướng dẫn giải

Câu a

 Vì ABCD là hình bình hành (giả thiết) 

{AB=CDAB//CD (tính chất hình bình hành)

I,K theo thứ tự là trung điểm của CD,AB (giả thiết)

{AK=KB=AB2IC=ID=DC2 (tính chất trung điểm)

AB=CD (chứng minh trên) nên AB2=CD2

AK=IC

Lại có: AB//DC(chứng minh trên) AK//IC 

Tứ giác AICK có:

{AK//ICAK=IC(chứng minh trên)

Tứ giác AICK là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

AI//CK (tính chất hình bình hành)

Câu b

 DCNDI=IC (chứng minh trên), IM//CN (vì AI//KC)

DM=MN (1) (Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba)

 Xét ABMAK=KB (chứng minh trên) và KN//AM ( vì AI//CK)

MN=NB (2) (Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba)

Từ (1) và (2) DM=MN=NB

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM