Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK bài Trường hợp đồng dạng thứ hai trang 77 dưới đây. Bài gồm có 3 bài tập được eLib sưu tầm và tổng hợp. Với nội dung chi tiết, rõ ràng giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy của quý thầy cô và học tập của các em học sinh.
Mục lục nội dung
Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
1. Giải bài 32 trang 77 SGK Toán 8 tập 2
Trên một cạnh của góc xOy (^xOy≠1800), Đặt các đoạn thẳng OA=5cm,OB=16cm. Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn OC=8cm,OD=10cm.
a) Chứng minh hai tam giác OCB và OAD đồng dạng.
b) Gọi giao điểm của các cạnh AD và BC là I, chứng minh rằng hai tam giác IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một.
Phương pháp giải
Bước 1: Tính các tỉ số OCOA;OBOD
Bước 2: Xét hai tam giác OCB và OAD, chứng minh hai tam giác đồng dạng theo trường hợp đồng dạng thứ hai.
Hướng dẫn giải
a) Ta có:
OAOC=58 ; ODOB=1016=58
⇒OAOC=ODOB
Xét ∆OCB và ∆OAD có:
+) ˆO chung
+) OAOC=ODOB (chứng minh trên)
⇒∆OCB đồng dạng ∆OAD ( c-g-c)
⇒^ODA=^CBO (2 góc tương ứng) hay ^CDI = ^IBA
b) Xét ∆ICD và ∆IAB có
^CID = ^AIB (hai góc đối đỉnh) (1)
^CDI = ^IBA (theo câu a) (2)
Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:
^CID+^CDI+^ICD=1800^AIB+^IBA+^IAB=1800
⇒^CID+^CDI+^ICD =^AIB+^IBA+^IAB (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: ^ICD=^IAB
Vậy hai tam giác IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một.
2. Giải bài 33 trang 77 SGK Toán 8 tập 2
Chứng minh rằng nếu tam giác A′B′C′ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k, thì tỉ số của hai đường trung tuyến tương ứng với hai tam giác đó cũng bằng k.
Phương pháp giải
Chứng minh hai tam giác ABM và A′B′M′ đồng dạng.
Áp dụng:
- Định lí: Nếu hai cạnh tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi các cặp đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.
- Tính chất hai tam giác đồng dạng.
Hướng dẫn giải
Giả sử ∆A′B′C′ đồng dạng ∆ABC theo tỉ số k,A′M′,AM là hai đường trung tuyến tương ứng.
Vì ∆A′B′C′ đồng dạng ∆ABC (giả thiết)
A′B′AB=B′C′BC (tính chất hai tam giác đồng dạng)
Mà B′C′=2B′M′,BC=2BM (tính chất trung tuyến)
⇒A′B′AB=2B′M′2BM=B′M′BM
Xét ∆ABM và ∆A′B′M′ có:
ˆB=^B′ (vì ∆A′B′C′ đồng dạng ∆ABC)
A′B′AB=B′M′BM (chứng minh trên)
⇒∆A′B′M′ đồng dạng ∆ABM (c-g-c)
⇒A′M′AM=A′B′AB=k.
3. Giải bài 34 trang 77 SGK Toán 8 tập 2
Dựng tam giác ABC, biết ˆA=60o và, tỉ số ABAC=45 và đường cao AH=6cm.
Phương pháp giải
Bước 1: Dựng tam giác AB'C' có cạnh AB' = 4 cm và AC' = 5 cm.
Bước 2: Dựng đường cao AH', trên đường thẳng AH' lấy điểm H sao cho AH = 6 cm.
Bước 3: Qua H kẻ đường thẳng song song với B'C' ta thu được tam giác ABC cần dựng.
Hướng dẫn giải
Cách dựng
- Dựng ^xAy=60o. Lấy trên cạnh Ax điểm B′ sao cho AB′=4cm và trên cạnh Ay lấy điểm C′ sao cho AC′=5cm. Ta xác định được ΔAB′C′.
- Dựng đường cao AH′ của ΔAB′C′, kéo dài AH′ và lấy trên AH′ một điểm H sao cho AH=6cm. Từ điểm H kẻ BC//B′C′ với B∈Ax;C∈Ay.
Chứng minh
Theo cách dựng ta có ˆA=60o
Lại có: B′C′//BC
⇒ΔAB′C′∽ΔABC
⇒ABAC=AB′AC′=45 và theo cách dựng AH=6cm.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Định lí Ta-lét trong tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài: Luyện tập 1
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài: Luyện tập 2
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài: Luyện tập
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
- doc Giải bài tập SGK Toán 8 Ôn tập chương 3: Tam giác đồng dạng