Luận văn ThS: Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS sử dụng công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí phần Điện học Vật lí 9 nhằm phát triển tư duy sáng tạo

Luận văn Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS sử dụng công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí phần Điện học Vật lí 9 nhằm phát triển tư duy sáng tạo đề xuất các biện pháp phát  triển tư duy sáng tạo, quy trình hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ toán học trong việc giải một số loại bài tập Vật lí về phần Điện THCS nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó soạn thảo tiến trình dạy học một số loại bài tập này nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, cung cấp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn Vật lí một tài liệu tham khảo.

Luận văn ThS: Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS sử dụng công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí phần Điện học Vật lí 9 nhằm phát triển tư duy sáng tạo

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hướng dẫn học sinh giỏi cấp THCS sử dụng công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí phần Điện nhằm hình thành và phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo. 

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lí luận về dạy học Vật lí hiện đại, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THCS; tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu vật lí, toán học, và các tài liệu khác có liên quan tới luận văn; nghiên cứu các công cụ toán học sử dụng cho cấp THCS. 

Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng: Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm qua các năm trực tiếp giảng dạy, qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên dạy giỏi Vật lí ở THCS; nghiên cứu nhận thức của học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi về kĩ năng dùng công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí; nghiên cứu tình hình thực tế việc sử dụng các công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí ở một số trường THCS theo định hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại trường THCS để đánh giá kết quả thu được.

Phương pháp thống kê toán học: Để xử lí và phân tích các số liệu thực nghiệm.

1.3 Giả thuyết khoa học

Dựa trên quan điểm hiện đại về dạy học Vật lí, nếu đề xuất quy trình hướng dẫn học sinh sử dụng toán học vào việc giải bài tập Vât lí phần Điện học Vật lí 9 THCS phù hợp thì có thể góp phần phát triển năng lực sáng tạo và nâng cao kết quả học tập của học sinh giỏi THCS. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tổng quan về vấn đề phát triển tư duy và tư duy sáng tạo.

Tổng quan về bài tập vật lí.

Tổng quan về phát triển tư duy học sinh thông qua giải bài tập vật lí với việc sử dụng công cụ toán học.

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động giải bài tập Vật lí.

Một số vấn đề về bồi dưỡng học sinh giỏi THCS.

Phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi qua giải bài tập môn Vật lí ở trường THCS.

Vai trò của công cụ toán học trong việc giải bài tập Vật lí phần Điện THCS.

Phương hướng bồi dưỡng học sinh giỏi phát triển tư duy sáng tạo thông qua giải bài tập Vật lí với việc sử dụng công cụ toán học.

2.3 Xây dựng tiến trình dạy học 

Đặc điểm về cấu trúc nội dung phần điện học THCS.

Hệ thống loại bài tập phần điện giải bằng cách sử dụng các công cụ toán học.

Xây dựng tiến trình hướng dẫn học sinh giải một số loại bài tập phần điện học bằng cách sử dụng toán học theo hướng  phát triển tư duy sáng tạo.

2.4 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm.

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Luận văn làm sáng tỏ được các đặc điểm của hoạt động sáng tạo khoa học và một số yếu tố của tư duy sáng tạo; đề xuất được một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi trong dạy học bài tập Vật lí phần Điện có sử dụng đến các công cụ toán học; đề xuất được một số quy trình xây dựng, sáng tạo các bài tập Vật lí phần Điện mà giải chúng phải sử dụng kiến thức toán học; đã bước đầu điều tra, thực nghiệm sư phạm, bước đầu xác định được tính cấp thiết của việc dạy học sáng tạo và xác định được tính khả thi của phương án đã đề xuất, đồng thời bước đầu có thể khẳng định được giả thuyết khoa học đưa ra trong luận văn là đúng đắn. Đề tài và phướng pháp nghiên cứu của luận văn này có thể tiếp tục được áp dụng cho nhiều nội dung khác của môn Vật lí và cho các lớp, các cấp học khác nhau. 

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Mai Anh (2002), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 THPT qua giải bài tập V ật lí bằng phương pháp véctơ,  Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên. 

Lê Vân Anh (2001), “Vấn đề phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi THPT”, Tạp chí giáo dục số 10. 

Barron F. (1995), No rootless flower: An   ecology  of  creativity , Cresski, NJ: Hampton Press. 

Chu Văn Biên, Nguyễn Văn Khải (chủ biên) Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2002), “Lí luận dạy h ọc vật lí ở trường phổ thông”, Nxb giáo dục. 

Nguyễn  Văn  Biên  (2010),  “Thiết  kế,  chế  tạo  thiết  bị  đánh  dấu  vị  trí  của  vật chuyển động bằng đèn LED để sử dụng trong dạy học phần Cơ học”,  Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 8/2010.

Nguyễn  Văn  Biên,  Dương  Xuân  Quý  (2009),  “Sử  dụng  phần  mềm  Microsoft Excel phân tích quỹ đạo chuyển động của các vật trong dạy học vật lý ở trường phổ thông”,  Tạp chí giáo dục, số 211/2009. 

Bộ  giáo  dục  và  đào  tạo,  Chiến  lược  phát  triển  giáo  dục   từ  năm  2011  đến năm 2020. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập hu ấn hướng dẫn dạy h ọc và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp THPT môn Vật lí, Hà  Nội tháng 6 năm 2014.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn học sinh.

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn giáo viên vật lí THCS.

Phụ lục 3: Bài kiểm tra thực nghiệm.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ  Giáo dục học trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM