Luận văn ThS: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dạy học chương Mắt - Các dụng cụ quang Vật lí 11

Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dạy học chương Mắt - Các dụng cụ quang Vật lí 11 nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học phát huy huy tính tích cực cho học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi sử, soạn các bài giảng sử dụng hệ thống câu hỏi trong tiến trình dạy học và tiến hành giảng dạy trên mẫu khảo sát;  thực hiện kiểm tra đánh giá, rút ra  những bài học kinh nghiệm và nêu kiến nghị.

Luận văn ThS: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dạy học chương Mắt - Các dụng cụ quang Vật lí 11

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp xây dựng câu hỏi trong dạy học, từ  đó  xây dựng một hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học một số bài của chương Mắt - Các dụng cụ quang Vật Lí lớp 11 cơ bản.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Cách xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh.

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trong một số bài học của chương Mắt - Các dụng cụ quang học SGK Vật lí lớp 11. Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm tại hai lớp 11T và 11A trường THPT Hoàng Diệu 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : nghiên cứu các lài liệu có liên quan đến đề tài. 

Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT nhằm kiểm tra các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn dạy học 

Phương pháp phỏng vấn : thực hiện sau tiết dạy, nhằm xem xét quan điểm của người học có thấy hiệu quả hơn so với phương pháp học tập thông thường hay không 

Phương pháp xử lí thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Lịch sử nghiên cứu.

Cơ sở thực tiễn.

Cơ sở lí luận về câu hỏi trong dạy học.

Cơ sở lí luận về tính tích cực của học sinh.

2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi

Đặc điểm của chương Mắt - Các dụng cụ quang.

Mục tiêu cần đạt được.

Xây dựng hệ thống câu hỏi.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích thực nghiệm sư phạm.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

Nội dung thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm.

Đánh giá thực nghiệm.

Nhận xét kết quả thực nghiệm.

3. Kết luận

Trong dạy học, giáo viên vẫn còn lạm dụng thời gian thuyết trình, câu hỏi cơ bản vẫn còn chủ yếu là tái hiện lại kiến thức có sẵn, mà hầu như chưa phát triển được tiềm năng sáng tạo của học sinh. Với việc nghiên cứu về hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, hạn chế lối dạy học áp đặt, đồng thời kích thích tính tích cực, chủ động, hình thành nếp tư duy sáng tạo trong hoạt động học tập môn vật lí. Kết quả nổi bật nhất đó là tinh thần, thái độ học tập của học sinh được thay đổi rõ rệt. Từ chỗ các em không có động cơ, hứng thú trong giờ vật lí nay các em đã yêu thích hơn, kỹ năng vận dụng kiến thức có sự  chuyển biến theo chiều tích cực. Các em luôn hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập, biết cách làm việc nhóm, học được cách ứng xử  với bạn bè và luôn có những ý tưởng độc đáo trong cách giải quyết. Với kết luận trên, hệ thống câu hỏi mà luận văn đề xuất có thể trở thành một biện pháp hữu hiệu, phù hợp với nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh.

4. Tài liệu tham khảo

Vũ  Cao  Đàm  (1997), Phương  pháp  luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội 

Ivan   Hanel  (Người dịch:  Đinh  Quang  Thú), Dạy   h ọc   với  đặt   câu hỏi hiệu quả. Nxb Hà Nội 

Trần Thúy Hằng ( 2008), Thiết kế bài giảng vật lí 11. Nxb Hà Nội. 

Lê Đức Ngọc (2009), Đo lường và đánh giá thành quả học tập. 

Bùi   Gia   Thịnh  (chủ  biên),  Lương  Tất  Đạt,  Vũ  thị  mai   Lan,   Ngô Diệu Nga, Đỗ Hương Trà (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Nxb  Giáo Dục 

Nguyễn  Văn  Thuận  (chủ  biên),   Nguyễn   Tiến   Bính,   Phùng   Thanh Tuyền,  Đỗ  Thị  Bích  Liên,  Vũ  Thị  Thanh   Mai,   Phạm   Thị  Ngọc Thắng (2007), Hỏi đáp vật lí 11. Nxb Giáo Dục

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Bài kiểm tra khảo sát chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm.

Phụ lục 2: Bài kiểm tra số 1.

Phụ lục 3: Bài kiểm tra số 2.

Phụ lục 4: Hệ thống câu hỏi dạy học bài Mắt.

Phụ lục 5: Phiếu điều tra học sinh.

Phụ lục 6: Kết quả điều tra.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM