Luận văn ThS: Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu

Luận văn Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu xác định cơ sở hình thành tính dân tôc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu; khảo sát và phân tích các phương diện biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu; xác định những đặc điểm và các phương diện biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu; chỉ ra ý nghĩa, giá trị của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu trên từng phương diện cụ thể; phân tích, đánh giá tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong mối quan hệ với phong cách nghệ thuật và thế giới nghệ thuật của nhà thơ.

Luận văn ThS: Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng rõ những biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu.

Khẳng định đóng góp của Tố Hữu đối với việc giữ gìn, phát huy tinh hoa ngôn ngữ dân tôc và nét đẹp truyền thống trong thơ ca Việt Nam.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu.

Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ 7 tập thơ của Tố Hữu: 

  • Từ ấy (1937 - 1946) 
  • Việt Bắc (1946 - 1954) 
  • Gió lộng (1955 - 1961) 
  • Ra trận (1962 - 1971) ) 
  • Máu và Hoa  (1971 - 1977) 
  • Một tiếng đờn  (1979 - 1992 ) 
  • Ta với ta (1993 - 2000) 

Để việc khảo sát được tập trung, thống nhất, chúng tôi chọn cuốn  “Tố  Hữu  - Thơ” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2011 (Giáo sư Hà Minh Đức viết lười giới thiệu) làm tài liệu nghiên cứu chính; những tập thơ in riêng đƣợc sử dụng để khảo sát, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thống kê: Phương pháp  này được sử dụng để khảo sát sự biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu. 

Phương pháp thực chứng: Đây là phương pháp được dùng để kiểm nghiệm, phân tích, chứng minh các phương diện biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu. 

Phương pháp phân tích: Trên cơ sở khảo sát và thống kê, phương pháp này được sử dụng để phân tích các phương diện biểu hiện và giá trị của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu. 

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được tiến hành để so sánh mức độ biểu hiện của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong từng tập thơ, từng chặng đường thơ Tố Hữu và với thơ ca Việt Nam 

Phương pháp tổng  hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp những đặc điểm của tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu; từ đó, khẳng định vai trò, giá trị của tính dân tộc trong ngôn ngữ đối với việc hình thành phong cách thơ Tố Hữu.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan

Khái quát về tính dân tộc trong văn học và tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ

  • Tính dân tộc trong văn học
  • Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ

Cơ sở hình thành tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu

  • Quê hương, gia đình giàu truyền thống văn hóa 
  • Tố  Hữu  –  Môt hồn thơ luôn hướng về dân tộc và trân trọng văn hóa truyền thống.

2.2 Tính dân tộc trên phương diện chất liệu

Từ ngữ xưng hô có sắc thái thân mật, gần gũi 

Từ ngữ địa phương, từ ngữ xứ Huế thân thương

Từ ngữ chỉ đ̣a danh đất Viêt 

Từ láy; thành ngữ dân gian

  • Vận dụng thành công từ láy . 
  • Thành ngữ dân gian

2.3 Tính dân tộc trên phương diện cấu trúc

Vận dụng thành công những cấu trúc ngôn ngữ  quen thuôc trong văn học ̣dân gian

  • Cấu trúc đối đáp dân gian
  • Cấu trúc truyện kể dân gian
  • Cấu trúc điệu hò, điệu ca, đồng dao và những mô típ quen thuộc trong ca dao
  • Cấu trúc tứ bình

Vận dụng thanh công phương thức tập Kiều, dẫn Kiều

Vận dụng thành thạo, linh hoạt các thể thơ quen thuộc của văn học dân tộc

  • Thể thơ lục bát, song thất lục bát
  • Thể thơ 7 chữ 

Kết hợp các yếu tố ngôn ngữ tạo tính nhạc cho lời thơ

3. Kết luận

Nguồn chất liệu trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu đạm tính dân tộc. Nhà thơ vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Nhà thơ ưa sử dụng những từ ngữ xưng hô thân mật, gàn gũi; vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn từ ngữ địa phương mang tính chất vùng miền, đặc biệt là từ ngữ xứ Huế thân thương; sử dụng những từ láy, những từ ngữ chỉ địa danh quen thuộc với thiên nhiên, con người và kháng chiến Việt Nam nhằm miêu tả chân thực sinh động bức tranh thiên nhiên và cuộc sống tâm hồn Việt; vận dụng thành công chất liệu từ láy và thành ngữ dân gian. Cấu trúc ngôn ngữ thơ trong thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc: Cấu trúc ngôn ngữ thơ Tố Hữu giàu tính truyền thống. Nhà thơ sử dụng đa dạng lối cấu trúc ngôn ngữ trong văn học dân gian như cấu trúc đối đáp dân gian, cấu trúc phú, tỷ, hứng trong ca dao, cấu trúc điệu, điệu ca, cấu trúc đồng dao dân gian...; vận dụng phương thức "tập Kiều", "dẫn Kiều" rất đạt. Tố Hữu cũng vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các thể thơ truyền thống của dân tộc như lục bát, song thất lục bát, 7 chữ, 4, 5 chữ và kết hợp sáng tạo các yếu tố như vần điệu, nhịp điệu, thanh điệu để tạo tính nhạc cho lời thơ và sáng tạo được những vần thơ thể hiện sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Phan Cảnh, (2001), Ngôn ngữ  thơ, Nxb VHTT  Hà Nội. 

Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Phạm Thị Thùy Dương,  (2008),  Luân văn tốt nghiêp̣ ,  Khỏa sát việc sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu  . 

Hữu Đạt, (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục. 

Hà Minh Đức, (2011), Tố Hữu – Thơ (Lời giới thiệu), Nxb Giáo dục....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM