Luận văn ThS: Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học

Luận văn Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học khảo sát, thống kê đầy đủ, có hệ thống và đặt độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học tiêu biểu thành đối tượng nghiên cứu chính; từ đó thấy được vai trò của độc thoại nội tâm trong xây dựng tính cách nhân vật và ý nghĩa của việc sử dụng phương thức nghệ thuật đó trong việc cách tân thể loại truyện Nôm. 

Luận văn ThS: Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu yếu tố độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học tiêu biểu, qua đó thấy được vai trò của độc thoại nội tâm trong xây dựng tính cách nhân vật và ý nghĩa của việc sử dụng phương thức nghệ thuật đó trong việc cách tân thể loại truyện Nôm, cũng là góp thêm một góc nhìn mới về tác phẩm.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tập trung tìm hiểu độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học tiêu biểu. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu các nhân vật nữ  chính là: Dao Tiên trongHoa tiên kí của Nguyễn Huy Tự, Trương Quỳnh Thư – Thụy Châu trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái và Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Phạm vi nghiên cứu: độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm tiêu biểu: Dao Tiên trong Hoa tiên kí của Nguyễn Huy Tự, Trương Quỳnh Thư – Thụy Châu trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái và Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hệ thống: nghiên cứu yếu tố độc thoại nội tâm trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác của thế giới nghệ thuật tác phẩm.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học và nghiên cứu thi pháp học:  sử  dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học để giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa của chúng. Đồng thời, vận dụng lý thuyết thi pháp về không gian, thời gian nghệ thuật, thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ vai trò của độc thoại nội tâm trong tác phẩm.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành : kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử  - xã hội..., trên cơ sở kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố đó và văn học.

Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên  cứu khác như khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh… 

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề chung

Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

  • Truyện Nôm và phân loại truyện Nôm
  • Nhân vật nữ chính
  • Độc thoại nội tâm

Khái quát về tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Huy Tự và tác phẩm Hoa tiên kí
  • Phạm Thái và tác phẩm Sơ kính tân trang 
  • Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Thống kê độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học

  • Độc thoại nội tâm của Dao Tiên trong Hoa tiên kí
  • Độc thoại nội tâm của Trương Quỳnh Thư –  Thụy Châu trong Sơ kính tân trang
  • Độc thoại nội tâm của Thúy Kiều trong Truyện Kiều

2.2 Nhìn từ phương diện nội dung

Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong Hoa tiên kí và Sơ kính tân trang

  • Độc thoại nội tâm của Dao Tiên trong Hoa tiên kí
  • Độc thoại nội tâm của Trương Quỳnh Thư – Thụy Châu trong Sơ kính tân trang

Độc thoại nội tâm của Thúy Kiều trong Truyện Kiều

  • Những độc thoại nội tâm về tình yêu
  • Những độc thoại nội tâm về tình cảm gia đình
  • Những độc thoại nội tâm về số phận và tương lai của Thúy Kiều

2.3 Nhìn từ phương diện nghệ thuật

Vai trò của độc thoại nội tâm trong việc xây dựng nhân vật có tính cách

Vai trò của độc thoại nội tâm trong việc cách tân thể loại truyện Nôm

  • Góp phần đa dạng hóa ngôn ngữ kể chuyện
  • Góp phần đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật
  • Góp phần gia tăng yếu tố trữ tình và bước đầu biến đổi mô hình kết cấu truyện Nôm

3. Kết luận

Nghiên cứu về độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học tiểu biểu, có thể thấy nội dung phản ánh của lời độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều là độc đáo, sâu sắc hơn cả. Không chỉ đơn thuần phản ánh nội dung về tình yêu như độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong Hoa tiên kí và Sơ kính tân trang, độc thoại nội tâm của Thúy Kiều, bên cạnh tình yêu còn phản ánh cả những nội dung về tình cảm gia đình và cái nhìn về số phận, tương lai của chính nàng. Từ  cuộc đời nhân vật Thúy  Kiều, Nguyễn Du đã có cái nhìn khái quát về cuộc đời dưới thời đại nhà thơ. Về phương diện xây dựng nhân vật có tính cách, độc thoại nội tâm đã tạo nên sự chuyển biến cơ bản trong việc xây dựng hình tượng nhân vật từ con hành động truyền thống trong văn học trung đại sang con người cảm nghĩ có tâm lí, cá tính riêng. Trên phương diện cách tân thể loại, độc thoại nội tâm góp phần đa dạng hóa ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn trần thuật. Hơn thế nữa, độc thoại nội tâm còn là biểu hiện đậm nét của việc gia tăng yếu tố trữ tình của thể loại, khiến các tác phẩm truyện Nôm, đặc biệt là  Truyện Kiều đọng lại trong tâm trí người đọc không chỉ là một câu chuyện kể về tình yêu mà là dư vị của cảm xúc.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Đào Duy Anh (2007), Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 

Đào Duy Anh (2009), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 

Nguyễn Tài Cẩn (2002), Tư  liệu  Truyện  Kiều:  Bản  Duy  Minh  Thị  1872, Nhà  xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 

Nguyễn Tài Cẩn (2004), Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM