Luận văn ThS: Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương nghiên cứu  lý luận về quản lý dạy học phân hóa ở trường THPT; khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí dạy học phân hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT trong huyện.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập  trung nghiên  cứu  một  số biện quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá… các tài liệu có liên quan để xác định cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thống kê.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Một số khái niệm cơ bản.

Đặc điểm của dạy học phân hóa.

Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở trường THPT hiện nay.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học phân hóa ở trường THPT.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát đặc điểm, kinh tế  - xã hội và giáo dục huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Đánh giá chung.

2.3 Biện pháp quản lý

Những định hướng phát triển giáo dục của huyện Ninh Giang,  tỉnh Hải Dương trong những năm tới.

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Các biện pháp quản lý dạy học phân hoá ở trường THPT.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học phân hóa.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3. Kết luận

Thực hiện dạy học ở các cấp học nói chung và dạy học ở trường THPT nói riêng, dù theo hình thức và phương pháp nào thì giáo viên cũng cần sử dụng phương pháp sư phạm theo nguyên tắc chung, đồng thời cần chú ý áp dụng phương pháp thích hợp với từng học sinh. Tìm hiểu quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT là quá trình nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc dạy học theo hướng “Dạy tốt - Học tốt”, trên cơ sở đó tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên qua thực hiện nhiệm vụ và kết quả học tập của học sinh. Thực trạng chất lượng giáo dục THPT hiện nay cho thấy, kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với yêu cầu xã hội và còn có sự chênh lệch giữa nhiều trường do mỗi trường có điều kiện, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng tuyển sinh đầu vào, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khác nhau.  Công  tác quản lý dạy học ở trường THPT trong huyện Ninh Giang hiện nay đã có những điểm đổi mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế quản lý chưa tạo điều kiện để phát huy nội lực của từng trường.

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm QLGD, Trường CBQL-ĐTTW1, Hà Nội. 

Phạm Khắc Chương (1992), “Jan-A mốt- nhà sư phạm lỗi lạc”, Tạp chí nghiên cứu GD (3), tr.15. 

Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề GD và khoa học GD , Nxb Giáo dục. 

Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2004),  Tâm lý học lứa tuổi và  tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm. 

Phùng Thị Hằng (2014), Xây dựng văn hóa nhà trường, ĐHSP – ĐH Thái Nguyên. 

Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tập II, Nxb Giáo dục...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Ý kiến đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý khi xây dựng kế hoạch dạy học phân hóa.

Phụ lục 2: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về quản lý nội dung chương trình dạy học phân hóa.

Phụ lục 3: Ý kiến đánh giá của giáo viên về thực trạng giảng dạy phân hóa hiện nay.

Phụ lục 4: Ý kiến của cán bộ quản lý về quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Phụ lục 5: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên.

Phụ lục 6: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM