Luận văn ThS: Sự phù hợp của người lao động với tổ chức qua khảo sát tại Công ty cổ phần Đào tạo ASK

Luận văn Sự phù hợp của người lao động với tổ chức qua khảo sát tại Công ty cổ phần Đào tạo ASK làm rõ các biểu hiện về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tạo ASK; làm rõ thực trạng phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tạo ASK và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về sự phù hợp đó; đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường sự phù hợp của người lao động với doanh nghiệp.

Luận văn ThS: Sự phù hợp của người lao động với tổ chức qua khảo sát tại Công ty cổ phần Đào tạo ASK

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm chỉ ra thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tao ASK. Từ đó đề xuất một số kiến nghị tăng cường sự phù hợp của người lao động với tổ chức trong doanh nghiệp này.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của người lao động về mức độ phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tạo ASK

Phạm vi nghiên cứu:

  • Nghiên cứu trên cơ sở điều tra các đối tượng là các nhân viên, tổ trưởng/chuyên viên, quản lý hiện đang làm việc tại công ty cổ phần đào tạo ASK (85 nhân viên)
  • Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu Sự phù hợp của người lao động với tổ chức có thể xuất phát từ đánh giá từ phía tổ chức và đánh giá từ phía người lao động ở công ty về vấn đề này. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu về nhận thức của người lao động về sự phù hợp với tổ chức (qua khảo sát tại công ty cổ phần đào tạo ASK)

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các sách, báo, tạp chí, tài liệu… có liên quan đến đề tài nghiên cứu; Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề sự phù hợp của người lao động với tổ chức trong các doanh nghiệp để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi đã thiết kế bao gồm một hệ thống câu hỏi dành cho khách thể nghiên cứu và đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu tập trung hướng vào các nội dung gắn với vấn đề nghiên cứu; Phỏng vấn sâu người lao động đang làm việc tại tại công ty cổ phần đào tạo ASK; Nghiên cứu nhận thức về sự phù hợp của họ với doanh nghiệp họ đang làm việc.

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mền SPSS 21 để xử lý số liệu bao gồm các thông số: tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan để phân tích số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Tổng quan một số nghiên cứu về phù hợp của ngƣời lao động với tổ chức

  • Các nghiên cứu về bản chất, biểu hiện sự phù hợp của người lao động với tổ chức
  • Các nghiên cứu về tác động sự phù hợp của người lao động với tổ chức đến nâng suất làm việc, chất lượng công việc, sự gắn kết với tổ chức
  • Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức 
  • Các nghiên cứu nhằm nâng cao sự phù hợp giữa cá nhân với tổ chức

Các khái niệm cơ bản của đề tài

  • Khái niệm sự phù hợp của người lao động với tổ chức
  • Biểu hiện của sự phù hợp của người lao động với tổ chức 
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của người lao động với tổ chức

2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu 

  • Nghiên cứu những vấn đề lí luận của đề tài
  • Khảo sát thực trạng
  • Phân tích số liệu thu được và đánh giá kết quả

Phương pháp nghiên cứu 

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an két)
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu

Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu

Thực trạng về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại Công ty cổ phần đào tạo ASK 

  • Mô tả về khách thể nghiên cứu
  • Khái quát chung về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại Công ty cổ phần đào tạo ASK

Những mặt biểu hiện về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại Công ty cổ phần đào tạo ASK

  • Sự phù hợp về mặt cá nhân
  • Sự phù hợp về tính chất công việc
  • Sự phù hợp về giá trị chuẩn mực của tổ chức
  • Sự phù hợp của người lao động với đồng nghiệp trong tổ chức
  • Sự phù hợp của người lao động với lãnh đạo trong tổ chức

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tạo ASK

  • Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về sự phù hợp của người lao động với tổ chức tại công ty cổ phần đào tạo ASK
  • Yếu tố tính chất công việc
  • Yếu tố sự cam kết của tổ chức
  • Yếu tố sự hài lòng trong công việc
  • Yếu tố thương hiệu tổ chức

Tác động của sự phù hợp với tổ chức của người lao động tại Công ty cổ phần đào tạo ASK 

  • Sự phù hợp của người lao động với tổ chức và chất lượng công việc.
  • Sự phù hợp của người lao động với tổ chức và mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên
  • Sự phù hợp của người lao động với tổ chức và ý định ra đi cũng như sự sẵn sàng giới thiệu tổ chức

3. Kết luận 

Nhận thức về sự phù hợp của cá nhân với tổ chức của người lao động tại công ty cổ phần đào tạo ASK không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân của họ như độ tuổi, giới tính, trình độ, vị trí công tác mà chỉ chịu ảnh hưởng bởi thương hiệu tổ chức của họ và thuộc tính công việc mà họ đang đảm nhận. Theo đó, có thể khẳng định, tại công ty cổ phần đào tạo ASK, các yếu tố cá nhân ít ảnh hưởng đến nhận thức về sự phù hợp của người lao động. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, về cơ bản, sự phù hợp với tổ chức của người lao động trong tại công ty cổ phần đào tạo ASK phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố từ phía doanh nghiệp (thuộc tính công việc họ được đảm nhận và thương hiệu tổ chức họ đang làm việc). Trong đó, yếu tố tính chất công việc hào hứng và chế độ bảo hiểm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Hồng Thủy (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên đối với công ty Bảo Việt Nhân Thọ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Nha Trang.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê Hà Nội.

Lê Hồng Lam (2009), Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại công ty trách nhiệm hữu hạn Long Shin, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Nha Trang.

Lê Thị Minh Loan - Hà Thị Minh Chính (2016), Ảnh hưởng của động cơ làm việc đến sự chủ động trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp, Tạp chí TLH Số 12, 2016, tr.79-90...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM