Luận văn ThS: Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu
Luận văn Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu tìm hiểu cảm thức văn hóa Việt qua các biểu hiện cụ thể được thể hiện trong tùy bút của nhà văn Đỗ Chu ( Tản mạn trước đèn, Thăm thẳm bóng người và Chén rượu gạn đáy vò).
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên: những cảm thức về văn hóa (nhận thức, tìm hiểu, cảm nhận, đánh giá các khía cạnh, nội dung, chiều sâu văn hóa Việt) của Đỗ Chu trong tùy bút (qua ba tập Tản mạn trước đèn, Thăm thẳm bóng người và Chén rượu gạn đáy vò).
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu vấn đề văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu (qua ba tập: Tản mạn trước đèn (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005), Thăm thẳm bóng người (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2008) và Chén rượu gạn đáy vò (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2013). Ngoài ra, còn nghiên cứu một số tác phẩm tùy bút khác cũng đậm chất văn hóa Việt để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học và văn hóa làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân loại và xác lập tư liệu để hệ thống một cách toàn diện các sáng tác tùy bút Đỗ Chu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm khái quát những nét đặc trưng nhất của tác giả, tác phẩm, làm rõ cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tùy bút của Đỗ Chu với tùy bút của một số nhà văn khác để thấy nét riêng của ông.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa: Khái niệm văn hóa, mối quan hệ gắn kết giữa văn học - văn hóa, khảo sát các yếu tố văn hóa trong tác phẩm văn học.
1.3 Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài “Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu”, luận văn chỉ ra những phương diện, giá trị văn hóa Việt được Đỗ Chu cảm nhận, suy nghĩ, ý thức trong tùy bút. Từ đó, chúng tôi góp tiếng nói khẳng định vị trí và vai trò của Đỗ Chu trong thể tùy bút nói riêng cũng như trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận văn nhấn mạnh giá trị lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt của văn học dân tộc.
2. Nội dung
2.1 Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa
Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
- Văn hóa và cảm thức văn hóa.
- Văn học ẩn tàng những giá trị văn hóa.
Đỗ Chu - nhà văn của những trang tùy bút - văn hóa xuất sắc
- Tiểu sử và quan niệm sáng tác của Đỗ Chu.
- Từ truyện ngắn trữ tình đến tùy bút đậm chất văn hóa.
2.2 Vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa Việt
Nền tảng văn hóa Việt: hiện thực đất nước qua những chặng đường lịch sử
- Những giá trị văn hóa kết tinh qua lịch sử.
- Tình quê hương, đất nước qua mỗi vùng đất.
Chân dung con người Việt Nam - sự kết tinh văn hóa Việt
- Những con người bình thường.
- Những tài hoa đất Việt.
2.3 Cái tôi văn hóa và cái tôi nghệ thuật
Cái Tôi văn hóa: Khám phá và tri âm
- Người say mê đi tìm những giá trị văn hóa.
- Sự tri âm với cái đẹp, cái tài.
Cái Tôi nghệ thuật: Phong cách tùy bút Đỗ Chu
- Đặc trưng cấu trúc tùy bút và những dấu hiệu phong cách.
- Sự phong phú giọng điệu.
3. Kết luận
Đỗ Chu là một trong số những nhà văn làm xao xuyến văn đàn ngay từ khi ông bắt đầu bước vào nghề. Cùng với các nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Đỗ Chu rất quan tâm đến vẻ đẹp của đất và người Việt Nam. Đặc biệt, với trái tim chân thành, bằng sự trải nghiệm của mình, tác phẩm của ông luôn chiếm được vị trí nhất định trong lòng độc giả. Sau hơn một nửa thế kỉ thành công với thể loại truyện ngắn, tên tuổi của Đỗ Chu tiếp tục được ghi nhận khi ông cho ra đời hàng loạt tùy bút. Tùy bút của Đỗ Chu rất Việt Nam. Người vội vã khó có thể hiểu văn Đỗ Chu, đọc văn của ông cần chậm rãi như đọc văn của Nguyễn Tuân, Tô Hoài. Bên dưới những câu văn của ông, ta nhận thấy bóng dáng của một con người với những trăn trở, suy tư về văn hóa Việt đó là một con người dày nền tảng văn hóa và diễn đạt nó một cách nhẹ nhàng, chắc chắn và đầy cảm xúc. Vì thế tùy bút của Đỗ Chu rất gần gũi, tự nhiên song cũng rất tỏa sáng.
4. Tài liệu tham khảo
Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
Lại Nguyên Ân (1996), Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Văn học, số 2.
Báo Sài Gòn Giải phóng online ngày 17/5/2009.
Lê Huy Bắc ( 1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9....
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận văn ThS: Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Vũ Xuân Tửu
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015)
- pdf Luận văn ThS: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX
- pdf Luận văn ThS: Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy
- pdf Luận văn ThS: Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang
- pdf Luận văn ThS: Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh
- pdf Luận văn ThS: Then Tày ở Võ Nhai Thái Nguyên
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
- pdf Luận văn ThS: Thơ Lò Ngân Sủn
- pdf Luận văn ThS: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio
- pdf Luận văn ThS: Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh
- pdf Luận văn ThS: Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS; Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng
- pdf Luận văn ThS: Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học
- pdf Luận văn ThS: Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân
- pdf Luận văn ThS: Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới
- pdf Luận văn ThS: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại
- pdf Luận văn ThS: Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945
- pdf Lậun văn ThS: Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử
- pdf Luận văn ThS: Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu
- pdf Luận văn ThS: Tính tự sự trong thơ Nguyễn Bính
- pdf Luận văn ThS: Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ
- pdf Luận văn ThS: Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
- pdf Lậun văn ThS: Trường ca Nguyễn Anh Nông
- pdf Luận văn ThS: Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
- pdf Luận văn ThS: Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu
- pdf Luận văn ThS: Hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến Đồng Hỷ Thái Nguyên
- pdf Luận văn ThS: Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975
- pdf Luận văn ThS: Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều
- pdf Luận văn ThS: Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư