Luận văn ThS: Châu Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

Luận văn Châu Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX nghiên cứu một cách hệ thống về kinh tế của châu Lộc Bình nửa đầu thế kỷ XIX; phục dựng một cách chân thực, tương đối cụ thể về văn hóa của châu Lộc Bình trong phạm vi thời gian hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

Luận văn ThS: Châu Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nhằm làm rõ hơn về vùng đất cũng như con người châu Lộc Bình trong một giai đoạn lịch sử nhất định - nửa đầu thế kỷ XIX trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Trong đó, từ nguồn tư liệu địa bạ, tác giả nêu cụ thể về vấn đề sở hữu ruộng đất.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tình hình kinh tế, văn hóa của châu Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về châu Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình tồn tại và phát triển của châu Lộc Bình nói riêng cũng như của cả nước ta nói chung.
  • Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu huyện Lộc Bình về kinh tế và văn hóa theo địa giới lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 7 tổng và 36 xã.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với điền dã, đồng thời phân tích mô tả so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp tổng hợp bằng hệ thống biểu bảng… Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng kết hợp một số phương pháp liên ngành như văn hóa học, địa lý học nhằm làm rõ hơn nội dung của luận văn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát huyện Lộc Bình

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Dân cư, dân tộc và các hoạt động kinh tế, văn hóa

Địa danh và sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử

2.2 Kinh tế châu Lộc Bình

Chế độ sở hữu ruộng đất

  • Tình hình sở hữu ruộng đất châu Lộc Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805)
  • Tình hình sở hữu ruộng đất châu Lộc Bình theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
  • So sánh tình hình ruộng đất châu Lộc Bình giữa hai thời điểm 1805 và 1840

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

Tô thuế

2.3 Văn hóa châu Lộc Bình

Làng bản và nhà cửa

Trang phục

Ăn uống

Phong tục tập quán

Tín ngưỡng

Đình, chùa

Các ngày tết và lễ hội truyền thống

3. Kết luận

Thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “không để dân tộc nào tụt lại phía sau”, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới xây dựng và phát triển đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh các chính sách chiến lược như phát triển kinh tế, giáo dục, y tế thì văn hóa đã và đang được Nhà nước quan tâm, bảo vệ và phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự hội nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai khiến nhiều nét văn hóa truyền thống của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc đang bị mai một. Trong những năm qua, bên cạnh những nỗ lực cho phát triển kinh tế, phát triển thế mạnh của địa phương nhằm cải thiện đời sống vật chất cho từng xã, thôn, từng gia đình, Đảng bộ và nhân dân Lộc Bình đã có nhiều cố gắng trong việc phục dựng, gìn giữ và phát huy cũng như quảng bá văn hóa truyền thống: nhiều di tích văn hóa, lịch sử được tu bổ, việc học tập và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được khuyến khích.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Đào Duy Anh (1950), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Đỗ Bang (Chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802 - 1884), Nxb Thuận Hóa.

Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM