Luận văn ThS: Quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý giáp dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 

Luận văn ThS: Quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, đề tài đề xuất biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai nói riêng, chất lượng giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: khảo sát thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở 11 xã vùng cao huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (xã Liên Minh, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, Phương Giao, Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan như: các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay; các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm có liên quan... 

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra (điều tra bằng bảng hỏi) các nhóm đối tượng: Cán bộ quản lý Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện (Chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện), cán bộ chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; cán bộ quản lý Hội Liên hiệp Phụ nữ xã (Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã); cán bộ quản lý chủ chốt của xã (Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND); cán bộ quản lý ngành liên quan...; phụ nữ vùng dân tộc thiểu số tại các xã huyện Võ Nhai (trừ thị trấn Đình Cả và các xã: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng), mỗi xã 10 phụ nữ; Phương pháp khảo nghiệm khẳng định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Nhóm các phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học; Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.

Một số vấn đề về giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

Quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

2.2 Thực trạng quản lí

Khái quát địa bàn khảo sát và tổ chức khảo sát thực trạng.

Thực trạng giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

Đánh giá chung.

2.3 Biện pháp quản lí

Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số là quản lí việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục pho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số nhận thức đúng và tự giác  thực hiện các chủ trương, đường  lối, chính sách, pháp luật, của Đảng, Nhà nước, các quy định pháp luật của địa phương. Giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộ cthiểu số là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng dân tộ cthiểu số trong giai đoạn hiện nay. 

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục,  Trường cán bộ quản lý Giáo dục TW1, Hà Nội. 

Bộ Tư pháp (1999), Quyết định số 210/1999/QD-BTP ngày 9/7 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành qui chế báo cáo viên pháp luật, Hà Nội. 

C. Mác và Ph. Ăngghen (1995),  Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà Nội. 

Điều lệ Hội LHPN Việt Nam - năm 2012...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu xin ý kiến về thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (Dành cho cán bộ quản lí).

Phụ lục 2: Phiếu xin ý kiến về thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (Dành cho phụ nữ dân tộ cthiểu số.

Phụ lục 3: Phiếu xin ý kiến về việc xây dựng kế hoạch; nội dung, hình thức, công tác kiểm tra quản lý giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (Dành cho cán bộ quản lí).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM