Luận văn ThS: Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại

Luận văn Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại mô tả thực trạng, tìm hiểu đặc trưng của lao động di cư từ nông thôn đến đô thị tại xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; phân tích tác động của lao động di cư từ nông thôn đến đô thị đối với gia đình. Từ đó đề ra đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế hệ lụy từ vấn đề lao động di cư từ nông thôn đến đô thị.

Luận văn ThS: Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng, đặc điểm và xu hướng của lao động di cư từ nông thôn đến đô thị và tác động của quá trình này đến đời sống hộ  gia đình có người di cư tại xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế hệ lụy liên quan đến vấn đề lao động di cư từ nông thôn đến đô thị.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và tác động của lao động di cư nông  thôn - đô thị đối với gia đình có người di cư ở nơi đi.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào nhóm đối tượng di cư nông thôn đến đô thị vì mục đích lao động chứ không nghiên cứu các nhóm di cư khác như là học tập, môi trường sống, kết hôn, đoàn tụ gia đình… tại xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, Phú Yên trong thời gian hai năm 2017 - 1018.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra bảng hỏi; Xử lý số liệu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp phỏng vấn sâu; xử lí số liệu định tính.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và phương pháp luận 

Cơ sở lí luận

  • Hệ thống khái niệm
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Giả thuyết nghiên cứu
  • Khung phân tích
  • Một số tiếp cận lí thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Cơ sở thực tiễn

  • Thực trạng di cư lao động nông thông - thành thị ở Việt Nam
  • Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với di dân và phát triển kinh tế nông thôn
  • Địa bàn nghiên cứu

2.2 Thực trạng và xu hướng di cư lao động

Thực trạng, đặc trưng di cư lao động tại xã Hòa Phú

  • Đặc trưng của hộ gia đình có người di cư lao động nông thôn - đô thị
  • Đặc trưng của người di cư lao động nông thôn  - đô thị

Xu hướng di cư lao động nông thôn - đô thị tại xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3 Tác động của di cư lao động

Tác động của di cư lao động nông thôn  - đô thị đến đời sống kinh tế của gia đình có người di cư

Tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình của người di cư

Tác động đến việc tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí

3. Kết luận

Đề tài đã mô tả thực trạng của di dân nông thôn  - thành thị ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên và chỉ ra những đặc trưng về lao động di cư cũng như về gia đình có người di cư lao động. Nguồn lao động di cư nông thôn –  thành thị là những người trẻ tuổi. Các lý do liên quan đến yếu tố kinh tế đã góp phần thúc đẩy khiến cho việc lao động tại địa phương di cư là chủ yếu. So với nữ giới, nam giới tại địa phương là di cư nhiều hơn. Độ tuổi của lao động di cư chủ yếu là từ khoảng 18 – 29 tuổi và không chỉ người chưa kết hôn là di cư mà kể cả người đã kết hôn cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Bức tranh về các đặc điểm của người lao động di cư đã được phác họa rõ nét thông qua ý kiến, sự nhìn nhận từ chính những người ở lại của hộ gia đình có người di cư. Qua đó cho thấy di cư lao động nông thôn  - đô thị ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay vẫn đang là một thực tiễn xã hội và có xu hướng gia tăng. Với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các thành phố lớn, đặc biệt và các khu vực có  sự phát triển kinh tế năng động, các cực tăng trưởng như vùng Đông Nam Bộ chính là nơi tiếp nhận đối với  lao động từ khu vực nông thôn hiện nay. 

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Dũng (2010) Xã hội học nông thôn,  NXB Đại học  Quốc gia Hà Nội 

Đặng Nguyên Anh (2005) “Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Xã hội học số 2 

Đặng Nguyên Anh (2008) “Chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học số 4/2008.  

Đặng Nguyên Anh (2006) Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội

Đặng Nguyên Anh (2009)  Giáo trình Xã hội học Dân số, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội  

Đặng Nguyên Anh (1997) “Vai trò của nông thôn- đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học số 4 (60), Tr.15- 19....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Bảng hỏi khảo sát

Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM