Luận văn ThS: Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975

Luận văn Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975 tìm hiểu biểu hiện của cái nhìn nhân bản về hiện  thực trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhằm hiểu rõ hơn về phương diện tư tưởng trong sáng tác của nhà văn; góp phần làm rõ quan niệm, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về con người, về văn chương và người nghệ sĩ.

Luận văn ThS: Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm nhận diện những giá trị nhân bản xuyên suốt các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Đồng thời khẳng định tài năng và vị trí và những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại. Mặt khác luận văn còn nhằm mục đích phục vụ cho việc  tìm hiểu và giảng dạy về tác giả Nguyễn Minh Châu và một số truyện ngắn tiêu biểu của ông cho học sinh THPT.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975.

Phạm vi nghiên cứu: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, Hà Nội (2006).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này dùng để thống kê các truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn  Minh Châu. để phân loại, chọn những truyện ngắn nào là tiêu biểu nhất thể hiện rõ cái nhìn nhân bản về hiện thực.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng nhằm soi sáng các ý kiến đánh giá, những nhận định chung bằng các dẫn chứng cụ thể từ đó đưa ra sự đánh giá về cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu  trong các truyện ngắn sau 1975.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này nhằm so sánh đối chiếu với một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 từ đó thấy được sự đổi mới và cái nhìn nhân bản về hiện thực trong truyện ngắn sau 1975.

Phương pháp tiểu sử: Tác phẩm, xét cho cùng, là một thứ con đẻ của nhà văn, nên theo quy luật “giỏ nhà ai quai nhà ấy”, thì nó phải in dấu những đặc điểm của người tạo ra nó. Người sáng tác luôn để cả tâm hồn, tài năng, kinh nghiệm vào tác phẩm. Vì vậy sử dụng phương pháp tiểu sử nhằm thông qua những quan niệm, cách nhìn nhận đánh giá của Nguyễn Minh Châu về văn học, con người và hiện thực cuộc sống để tìm hiểu tác phẩm của ông được sáng rõ hơn, đúng hướng hơn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát văn học Việt Nam sau 1975

Khái quát diện mạo văn học Việt Nam sau năm 1975

  • Bối cảnh lịch sử xã hội và sự phát triển của văn học sau năm 1975
  • Yêu cầu đổi mới văn học và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau năm 1975 

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

  • Nguyễn Minh Châu - nhà văn mở đầu của thời kỳ đổi mới văn học Việt Nam
  • Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu trong dòng chảy của văn học Việt Nam 

2.2 Cuộc sống đời thường và hiện thực chiến tranh

Sự chuyển hướng ngòi bút của Nguyễn Minh Châu về các vấn đề của đời sống 

  • Tiếp cận đời sống từ cái nhìn đa chiều 
  • Tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự và triết luận

Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh

  • Thể hiện sâu sắc nỗi đau của con người thời hậu chiến
  • Thái độ nhìn thẳng vào sự thật

Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống đời thường 

  • Sự khẳng định và niềm tin vào con người 
  • Cảm hứng phê phán về những mặt trái của cuộc sống

2.3 Nghệ thuật thể hiện cái nhìn nhân bản

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

  • Tình huống tương phản 
  • Tình huống thắt nút 
  • Tình huống luận đề

Nghệ thuật xây dựng nhân vật 

  • Sử dụng độc thoại nội tâm 
  • Miêu tả tâm lí nhân vật

Giọng điệu 

  • Giọng ngậm ngùi, xót xa thương cảm
  • Giọng trăn trở, triết lý, chiêm nghiệm

3. Kết luận

Đọc truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, người đọc cảm nhận được cách cảm, cách nghĩ, cách xử thế của con người nhân bản đời thường và những nỗi niềm, tâm sự, cái nhìn thấu hiểu cùng những suy tư, trăn trở về cuôc sống bằng tình cảm chân thành, giản dị của nhà văn, người nghệ sĩ ̉ ̣đối với cuộc đời, với con người. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn nhân bản của mình một cách  triệt để, độc đáo và đặc sắc bằng tất cả tài năng, sự nhạy bén trước thời cuộc và bằng chính sự chiêm nghiệm của cả cuộc đời mình. Ông khai thác vốn lịch sử, văn hóa, xã hội, cuộc sống… ở góc độ nhân bản, góc độ con người. Với cái nhìn nhân bản, Nguyễn Minh Châu thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những con người bị số phận dồn đẩy vào những bi kịch không thể nào thoát ra được. Chính hiện thực cuộc sống đã thấm qua trái tim nhà văn và đi vào từng câu chữ, từng trang sách, từng số phận nhân vật, để rồi lại hằn sâu vào tâm khảm người đọc những chiêm nghiệm về cuộc đời. Có thể nói, mọi cố gắng của Nguyễn Minh Châu về vấn đề đổi mới văn học sau 1975 được bắt nguồn từ cái nhìn đầy tính nhân bản về hiện thực con người và cuộc sống một cách sâu sắc.

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí Văn học, số 9.  

Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8.  

Lại Nguyên Ân, Tôn Phương Lan (1999), Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.  

Nguyễn  Thị  Bình  (1995), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật sau 1975, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

Nguyễn Thị Bình (1999), Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải- Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM