Luận văn ThS: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị

Luận văn Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị tìm hiểu hành vi tiêu dùng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn thịt lợn của người tiêu dùng tại các khu đô thị.

Luận văn ThS: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hành vi tiêu dùng thịt lợn an toàn của cư dân đô thị, các nhóm yếu tố chính tác động đến đến hành vi tiêu dùng loại thực phẩm này của người dân đô thị.  

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng thịt lợn an toàn của cư dân đô thị. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thịt lợn và chỉ ra xu hướng tiêu dùng loại thực phẩm này của người dân đô thị. 

Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm của người tiêu dùng đô thị, khái quát thực trạng tiêu dùng thịt lợn an toàn của cư dân đô thị, các nhóm yếu tố chính tác động đến đến hành vi tiêu dùng loại thực phẩm  này của người dân đô thị.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu: Đề tài tập trung xem xét các khía cạnh về nhận thức và hành vi tiêu dùng thịt lợn an toàn  của  người dân trong các hộ gia đình đô thị. Trong đó tác giả tập trung vào 2 tỉnh phía Bắc là Hà Nội và Hưng Yên, cụ thể Khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark.

Phương pháp thu thập thông tin:

  • Thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông qua tổng hợp tài liệu và thông tin có liên quan từ các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, báo cáo của các bộ ban ngành cũng như báo cáo địa phương về thực trạng tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng.
  • Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra bằ ng bảng hỏi đối với người tiêu dùng, phỏng vấn sâu, Phương pháp quan sát.
  • Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để phân tích dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi; sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu định lượng bằng phần mềm SPSS.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Hệ thống các khái niệm

  • Khái niệm hành vi tiêu dùng
  • Khái niệm thực phẩm
  • An toàn thực phẩm 
  • Người tiêu dùng
  • Điều kiện bảo đảm ATTP
  • Khái niệm thịt lợn an toàn
  • Khái niệm đô thị

Các lý thuyết xã hội học liên quan đến luận văn

  • Thuyết lựa chọn duy lý
  • Lý thuyết mạng lưới xã hội

Cơ sở thực tiễn

  • Tình hình vệ sinh an toàn thựu cphẩm tại Việt Nam
  • Tình hình tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam

2.2 Đặc điểm xã hội và hành vi tiêu dùng

Đặc điểm hộ gia đình người tiêu dùng đô thị

Hành vi tiêu dùng thịt lợn an toàn của người dân đô thị

  • Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm
  • Thực trạng tiêu dùng thịt lợn an toàn của người dân đô thị

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng

Nhóm yếu tố cá nhân

  • Yếu tố thu nhập
  • Yếu tố học vấn

Yếu tố chất lượng

Yếu tố giá cả

Yếu tố niềm tin

3. Kết luận

Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hành vi tiêu dùng thịt lợn. Về cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa được các khái niệm: thực phẩm, an toàn thực phẩm, người tiêu dùng, hành vi tiêu dùng. Thịt lợn là một loại thực phẩm thiết yếu đối với đời sống của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thông qua những bữa ăn hàng ngày của gia đình.  Do vậy, nhu cầu sử dụng thịt lợn hiện nay là rất lớn. Tìm hiểu về thực trạng tiêu dùng thịt lợn cho thấy, hầu hết cư dân đô thị lựa chọn dựa trên tiêu chí thuận tiện về khoảng cách, giá cả hợp lý, nguồn gốc rõ ràng. Yếu tố thu nhập, hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng đến việc chi tiêu và tần suất mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. Hơn nữa, ngoài yếu tố thu nhập còn có các yếu tố khác như: trình độ học vấn, nhận thức  cũng tác động đến hành vi tiêu dùng của họ. Yếu tố chất lượng có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn mua thịt lợn của người tiêu dùng và đây cũng là nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố niềm tin đóng vai trò khá quan trọng ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng. Mặc dù không chắc chắn về độ an toàn của thịt lợn nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào chính người bán và cung cấp. Người tiêu dùng biết những thông tin về thực phẩm chủ yếu qua gia đình, bạn bè và truyền hình, internet.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2014) “Vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong nghiên cứu vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển doanh   nghiệp”  Tạp chí Nghiên cứu Con người , số 4, tr.73. 

Vũ  Trọng Bình (2007) “Nông  thôn Việt nam: thực tiễn, hạn chế thực hiện chính sách tại các địa phương”, Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Vi ệt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hội nhập" , 20/4/2007. 

Cục quản lý chất lượng, Bộ Y tế (2012)  Báo cáo tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP Hà Nội. 
Nguyễn Văn Chương (2016) Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở  nước ta hiện nay, chuyên đề tiểu luận,  Trường  Cao  đẳng truyền hình, Hà Nội. 

Nguyễn Thị Diễn (2015) Phân công lao động và quan hệ giới trong nuôi  trồng thủy sản ở huyện Hải Hậu, Nam Định, Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp trường, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội....

5. Phụ lục

Mẫu phiếu khảo sát.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM