Luận văn ThS: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Đại học Hải Phòng

Luận văn Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Đại học Hải Phòng hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện; nghiên cứu thực trạng và đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường  Đại học Hải Phòng; đề xuất các giải pháp hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm.

Luận văn ThS: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Đại học Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hải Phòng, luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng tin. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng. 

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng từ năm 2015 đến nay 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: tác giả tiến hành tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số công trình liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nghiên cứu làm cơ sở lý luận về tạo lập, quản lý và khai thác  sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong trường Đại học. 

Phương pháp quan sát thực tế: nhằm nắm bắt được nhu cầu thực tế của việc khai thác các  sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin tại Trường Đại học Hải Phòng.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: xây dựng phiếu thăm dò ý kiến người dùng tin để: tìm hiểu mức độ hài lòng, mục đích, đánh giá của họ khi sử dụng  sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện hiện có, cơ sở vật chất trang thiết bị, thái độ phục vụ của cán bộ trung tâm, ....  

Phương pháp thống kê.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận 

Cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

  • Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
  • Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin  - thư viện

Tổng quan về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

  • Khái quát về Trường Đại học Hải Phòng
  • Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng

2.2 Thực trạng 

Sản phẩm thông tin – thư viện

  • Thư mục 
  • Cơ sở dữ liệu 
  • Websites

Dịch vụ thông tin - thư viện

  • Dịch vụ mượn tài liệu
  • Dịch vụ đọc tại chỗ
  • Dịch vụ sao chụp tài liệu
  • Dịch vụ tra cứu Internet
  • Dịch vụ đào tạo người dùng tin

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng

Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng

  • Chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện 
  • Chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện 
  • Đánh giá chung

2.3 Giải pháp

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện có 

  • Nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin – thư viện hiện có 
  • Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin – thư viện hiện có

Đa đạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

  • Đa dạng hóa các sản phẩm thông tin – thư viện 
  • Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin – thư viện

Các giải pháp hỗ trợ

  • Chuẩn hoá xử lý tài liệu
  • Nâng cao trình độ cán bộ tổ chức và phổ biến sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
  • Tăng cường đào tạo người dùng tin
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư cơ sở vật chất
  • Ứng dụng marketing trong tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin  – thư viện
  • Tăng cường hợp tác, chia sẻ với các cơ quan thông tin khác

3. Kết luận

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành thông tin - thư viện nói chung và các cơ quan thông tin - thư viện của các Trường Đại học nói riêng. Các cơ quan thông tin - thư viện phải luôn tự đổi mới chính mình, tìm tòi các giải pháp để nâng cao và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện để đáp ứng nhu cầu người dùng tin một cách tốt nhất và thực sự trở thành trung tâm chuyển giao tri thức hiện đại. Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm là một bộ phận không thể tách rời với việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của thầy và trò Trường Đại học Hải Phòng. Nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin, tri thức của người dùng tin tại Nhà trường ngày càng đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức đồng thời đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, chính xác thông qua những hình thức hiện đại và tiện dụng. Vì vậy, hoạt động thông tin - thư viện nói chung, công tác tạo lập và tổ chức các sản phẩm và dịch thông tin - thư viện nói riêng cần có những hoạch định, những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thị Ngọc Diệp (2011), Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, Luận văn thạc sĩ TT – TV, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Bùi  Thị  Thanh  Diệu  (2018),  Xây  dựng  các  tiêu  chí  đánh  giá  chất lượng dịch vụ thư viện – thông tin tại thư viện các trường đại học ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (số 1), tr. 32-40. 

Nguyễn Thị Đông (2013), Xác định chính sách giá đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Tạp chí Thông tin Tư liệu, (số 1), tr. 25-31. 

Thạch Lương Giang (2012), Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin –  thư viện tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Luận văn thạc sĩ TT  –  TV, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (2003), Nxb Chính trị quốc gia, 499tr....

5. Phụ lục

Phiếu điều tra

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM