Luận văn ThS: Quản lý đánh giá hành vi đạo đức học sinh THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Luận văn Quản lý đánh giá hành vi đạo đức học sinh THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hành vi đạo đức và quản lí hoạt động đánh giá hành vi đạo đức ở các trường THPT ngoài công lập; đánh giá thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lí đánh giá hành vi đạo đức của học sinh THPT và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. 

Luận văn ThS: Quản lý đánh giá hành vi đạo đức học sinh THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hành vi đạo đức của học sinh và quản lí đánh giá  hành vi đạo đức của học sinh, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí đánh giá hành vi đạo đức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của các trường THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý đánh giá  hành vi đạo đức của học sinh THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
  • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi các trƣờng THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử  dụng  các  phương  pháp  phân  tích,  tổng  hợp,  hệ  thống  hóa…các  tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn.
  • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra - phỏng vấn; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp khảo nghiệm. 
  • Nhóm phương pháp sử dụng thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích các số liệu từ các mẫu điều tra thu được.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

  • Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
  • Quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh.
  • Nội dung quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh.
  • Vai trò, ý nghĩa của quản lý đánh giá hành vi đạo đức học sinh.
  • Các cấp độ và lực lượng quản lý hoạt động đánh giá hành vi đạo đức của học sinh các trường THPT.
  • Một số yêu cầu đổi  mới trong đánh giá hành vi đạo đức và quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh.
  • Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh.

2.2 Thực trạng quản lý

  • Vài nét về các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
  • Thực trạng đội ngũ cán bộ quản  lý, giáo viên, cơ sở vật chất,  thực trạng hành vi đạo đức học sinh và công tác đánh giá hành vi đạo đức học sinh trường THPT Ninh Giang II và THPT Hồng Đức.
  • Thực trạng công tác quản lý đánh giá hành vi đạo đức Trường THPT Ninh Giang II và THPT Hồng Đức.
  • Đánh giá chung.

2.3 Biện pháp quản lý

  • Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.
  • Các biện pháp quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh ở các trường THPT ngoài công lập huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
  • Mối quan hệ giữa các biện pháp.
  • Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3. Kết luận

Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn đã tổng kết một số cơ sở lý luận về công tác quản lý đánh giá nói chung, về quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh THPT ngoài công lập nói riêng. Đặc biệt là những lý luận về quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh THPT nhƣ đặc điểm của hoạt động quản lý đánh giá, công tác quản lý của chủ thể quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh THPT ngoài công lập. Qua đó phân tích thực trạng quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ninh Giang. Luận văn đã khảo sát và mô tả tổng thể về thực trạng công tác quản lý đánh giá hành vi đạo đức của học sinh, rút ra được mặt  mạnh, mặt yếu của công tác này từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. 

4. Tài liệu tham khảo

  • Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Qui định chuẩn hiệu trưởng trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
  • Hoàng An (1982), Đặc trưng của đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức. 
  • Bộ  giáo dục  và đào tạo (2009),  Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT/BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
  • Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường  trung  học  phổ  thông  và  trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT  ngày 28/3 /2011 của Bộ...

5. Phụ lục

  • Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí).
  • Phụ lục 2:  Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho giáo viên).
  • Phụ lục 3:  Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho học sinh).
  • Phụ lục 4: Phiếu khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuẩt.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM