Luận văn ThS: Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Luận văn Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du phân tích quan điểm đạo đức của Nguyễn Du; sự tiến bộ lí tưởng đạo đức của Nguyễn Du và ảnh hưởng đến các biện pháp nghệ thuật diễn tả cong người của Truyện Kiều.

Luận văn ThS: Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, phân  tích tính chất nhiều chiều của nhân vật Thúy Kiều và lý giải vì sao lại có tình trạng mâu thuẫn trong lịch sử tiếp nhận, từ đó, làm sáng tỏ đặc trưng của tư tưởng nhân đạo và đặc sắc nghệ thuật của Truyện Kiều.

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, chúng tôi chủ yếu là nghiên cứu Truyện Kiều và có liên hệ Kim Vân Kiều truyện để so sánh khi cần thiết.  

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp văn hóa học: để giải mã hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Trong xã hội phong kiến, đạo đức chuẩn  mực được đo lường cho tất cả mọi người là đạo đức Nho giáo. Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết học chính trị rất có ảnh hưởng đến nước ta. Đạo đức Nho giáo cũng ảnh hưởng tới ứng xử của nhân vật Thúy Kiều bởi nàng sống trong thời đại mà Nho giáo là độc tôn.

Phương pháp hệ thống: nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu ứng xử của nhân vật Thúy Kiều trong  Truyện Kiều có được cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn.

Phương pháp thống kê: khảo sát các nhân vật nữ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, từ đó tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra, còn sử dụng thao tác thống kê để xử lí thông tin trong các tư liệu lịch sử, tư liệu văn học được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã nêu ra.

Phương pháp so sánh: so sánh để thấy được những nét riêng độc đáo trong ứng xử của nhân vật Thúy Kiều.

2. Nội dung

2.1 Nhân vật Thúy Kiều

Vấn đề nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện

Một số kết quả so sánh cụ thể về hai nhân vật Thúy Kiều trong hai tác phẩm

2.2 Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo

Các hành động, sự kiện mang dấu ấn quan niệm Nho giáo về đạo đức phụ nữ

  • Thúy Kiều gặp gỡ, tương tư Kim Trọng 
  • Thúy Kiều bán mình cứu cha: hi sinh tình riêng cho đạo hiếu
  • Dùng dao nhọn sát thân, lòng trinh nữ giữ mình tiết lớn
  • Ý thức lẽ mọn của Thúy Kiều trước Hoạn Thư: Thúy Kiều chấp nhận chế độ đa thê 
  • Thúy Kiều tự trầm ở sông Tiền Đường: không chấp nhận sự ô nhục vì “giết chồng mà lại lấy chồng”
  • Thúy Kiều từ chối cuộc sống vợ chồng với Kim Trọng: mặc cảm về phẩm giá trinh tiết của người con gái thấm nhuần giáo dục đạo đức Nho giáo
  • Nỗi nhớ nhà của đứa con theo đạo hiếu

Một số biện pháp nghệ thuật góp phần tô đậm phương diện đạo đức Nho giáo ở nhân vật Thúy Kiều 

  • Ngôn ngữ
  • Tâm lí, ý thức

2.3 Góc độ đạo đức hiện thực và nhân bản

Tình yêu của Thúy Kiều

  • Tình yêu với Kim Trọng
  • Thúy Kiều có tình yêu với cả Thúc Sinh, Từ Hải – một quan niệm không cứng nhắc

Nghệ thuật miêu tả 

  • Ngôn ngữ, hành động của nhân vật Thúy Kiều 
  • Bình luận, đánh giá của tác giả

3. Kết luận

Nhà thơ đã rất nhân đạo, nhân bản, hiện đại khi thấu hiểu được hoàn cảnh, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, cách hành xử của nàng Kiều. Để cuối cùng, nàng Kiều hiện lên vừa là một cô gái mang chuẩn mực đạo đức Nho gia của xã hội phong kiến, vừa ứng xử rất hiện thực, rất đời thường, không rao giảng đạo  lí, không  bị đóng  khuôn  trong  những  chuẩn  mực  đạo  đức  khắc  nghiệt. Nàng có quyền được sống đúng với bản năng của mình, đƣợc làm những điều mà mình muốn và được sống hết mình với tình yêu. Tính phức tạp, đa chiều là một phẩm chất của nhân vật văn học hiện thực chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX, nhưng Nguyễn Du bằng cảm quan nghệ thuật thiên tài của mình, đã  chạm đến. Đây chính quan niệm đạo đức mà Nguyễn Du muốn thể hiện, từ đó, ta nhận thấy điều đáng trân trọng của đại thi hào Nguyễn Du. 

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1943), Tư tưởng của Nguyễn Du, Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục. 

Đào  Duy  Anh  (1958),  Khảo  luận  về  Kim  Vân  Kiều, NXB Văn hóa Hà Nội. 

Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội . 

Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn , NXB Giáo dục. 

Nguyễn Thế Anh, Một trường hợp trường tồn của tinh thần Nho giáo ở Việt Nam vào thế kỷ 20: Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng dân, Nghiên  cứu Huế, tập 4-2002. 

Phan Văn Các (2003), Từ điển Hán Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM