Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học Vật lí 10

Luận văn Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học Vật lí 10 nghiên cứu lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh; nghiên cứu các lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực học sinh, trong đó có dạy học trải nghiệm; tìm hiểu thực tiễn về hoạt động học của học sinh trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học; xây dựng kế hoạch tổ chức và tiến trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học; thực nghiệm sư phạm để đánh giá tiến trình sư phạm đã xây dựng. 

Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học Vật lí 10

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cở sở của nhiệt động lực học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh qua hoạt động trải nghiệm.

Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Vật lí lớp 10 ở trường THPT.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tổng thuật các tài liệu nghiên cứu lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Vật lí theo hướng trải nghiệm sáng tạo; Nghiên cứu các vấn đề về nội dung và logic trình bày các kiến thức trong chương trình THPT.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạy và học của chương VI Cơ sở của nhiệt động lực học lớp 10, ban cơ bản ở các trường THPT; Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm tra giả thuyết.

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học Vật lí  ở trường phổ thông.

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạt động trải nghiệm của học sinh.

2.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm

Vị trí, vai trò của chương Cơ sở của nhiệt động lực học.

Thực trạng dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học ở một số trường THPT của tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích thực nghiệm sư phạm

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh ở trường phổ thông; nghiên cứu đặc điểm của đối tượng học sinh tại địa bàn nghiên cứu; xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Cơ sở của nhiệt động lực học Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh; xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm để lập kế hoạch, chuẩn bị, tiến hành thực nghiệm. Từ đó đã đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm của tiến và sản phẩm hoạt động của học sinh. Chúng tôi thấy rằng việc tổ chức dạy học trải nghiệm chủ đề này đã góp phần nâng cao phát triển thêm nhiều phẩm chất và năng lực của học sinh trong đó có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn về các quá trình nhiệt động lực học.

4. Tài liệu tham khảo

Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2014, Vật lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 

Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo: Kinh nghiệm quốc tế về phát tri ển chương trình giáo dục phổ thông. 

Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập hu ấn Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn vật lí ở trường trung học phổ thông. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. 

Bộ Tư pháp (2010), Luật Giáo dục, NXB Tư pháp. 

Bùi Ngọc Diệp, Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Các phiếu đánh giá.

Phụ lục 2: Một số hình ảnh thực nghiệm sư phạm.

Phụ lục 3: Các phiếu điều tra.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM