Luận văn ThS: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên

Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên hình thành cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên; khảo sát để làm rõ tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; phân tích mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội với kết quả học tập của sinh viên; đề xuất các khuyến nghị nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu và tận dụng được các lợi thế của việc sử dụng mạng xã hội cho hoạt động học tập của sinh viên 

Luận văn ThS: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ  mối  quan  hệ  giữa  việc  sử  dụng  các  trang  mạng  xã  hội  (Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Skyper ...) với kết quả học tập của sinh viên, tiến tới lý giải mối quan hệ giữa chúng; từ đó đề xuất các khuyến nghị định hướng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên nhằm phục vụ tốt việc học tập.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng mạng xã hội và sự ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên

Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Nghiên cứu đã sử dụng quan điểm phương pháp luận Mác xít trong xem xét, phân tích mối quan hệ này, cụ thể sử dụng quan điểm về tính lịch sử và tính cụ thể khi xem xét mối quan hệ trong giai đoạn và địa bàn cụ thể. Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết xã hội học: Lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết hành động duy lý, và lý thuyết về truyền thông đại chúng theo quan điểm chức năng luận, để làm cơ sở lý luận, lý giải mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội về kết quả học tập của sinh viên.

Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính

  • Nghiên cứu tài liệu: Các tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về việc sử dụng internet và  mạng xã hội, hoạt động học tập và những ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến các hoạt động hằng ngày cũng như các hoạt động học tập của sinh viên. Một số thống kê, báo cáo về Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn liên quan đến các quy chế trong giảng dạy và học tập, các báo cáo, thống kê về số lượng sinh viên, giảng viên, học viên cao học… 
  • Phương pháp phỏng vấn trực tuyến: thực hiện một số cuộc trò truyện và thảo luận với các sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nội dung chủ  yếu các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề sử dụng mạng xã hội, các thói quen, suy nghĩ của các sinh viên về mạng xã hội cũng như các hành vi sử dụng mạng xã hội, hành vi học tập của họ. Phỏng vấn được thực hiện online thông qua mạng xã hội. 

Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng

  • Điều tra bằng phiếu khảo sát 

Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excel để xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu định lượng, cũng như định tính thu thập được thông qua khảo sát thực tế.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Hệ các khái niệm

  • Mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội 
  • Sinh viên 
  • Hoạt động học tập  của sinh viên 
  • Kết quả học tập

Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 

  • Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
  • Lý thuyết về truyền thông đại chúng theo quan điểm chức năng luận.

Vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2.2 Thực trạng 

Phương tiện, địa điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên

Tần số, thời lượng, thời điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Nội dung và tần suất đăng bài trên mạng xã hội của sinh viên

2.3 Mối quan hệ giữa mạng xã hội và kết quả học tập 

Kết quả học tập của sinh viên 

Mối quan hệ giữa phương tiện, địa điểm truy cập với kết quả học tập của sinh viên

Mối quan hệ giữa tần suất, thời lượng truy cập với kết quả học tập của sinh viên

Mối quan hệ giữa mục đích sử dụng mạng xã hội với kết quả học tập của sinh viên

Mối quan hệ giữa tần suất đăng bài và kết quả học tập của sinh viên

3. Kết luận

Việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ảnh hưởng đến các hoạt động sống thường ngày của họ được thể hiện thông qua việc, các sinh viên tham gia khảo sát có tỷ lệ lớn đều đã từng cố gắng giảm thời gian truy cập mạng xã hội, hay phải đắn đo giữa việc sử dụng  mạng xã hội  với  việc  thực  hiện  các  hoạt  động  thường  ngày  khác.  Các  hoạt  động được các sinh viên lựa chọn đều là những  hoạt động giúp  tiếp thu kiến thức  hay những hoạt động được thực hiện hằng ngày của họ. Không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, qua phân tích số liệu ta còn nhận thấy xu hướng khác biệt giữa các nhóm sinh viên khác nhau về hoạt động sử dụng mạng xã hội với các hoạt động học tập cũng như kết quả học tập của các sinh viên.  Đó là việc các sinh viên có nhiều bạn bè trên mạng xã  hội thì sẽ sử dụng nhiều mạng xã hội hơn, và cũng sử dụng mạng xã hội với thời gian trung bình nhiều hơn so với nhóm sinh viên có ít bạn bè hơn. Các sinh viên rất quan tâm đến phản hồi của người khác trên mạng xã hồi về họ, và những sinh viên quan tâm đến các phản hồi thì cũng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội hơn là nhóm sinh viên không quan tâm đến phản hồi của người khác về họ trên mạng xã hội.  Dù vậy ta cũng có thể nhìn thấy một số tiềm năng của mạng xã hội với các sinh viên khi mà số lượng sinh viên quan tâm đến các nội dung về học tập trên mạng xã hội khá lớn, nó thể hiện thông qua việc mục đích truy cập mạng xã hội của các sinh viên hay các nhóm mà các sinh viên tham gia đều có sự xuất hiện của việc học tập.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thanh Hồng Ân và Nguyễn Văn Tuấn (2017), "Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ", Trường Đại học Đà Lạt, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục. Tập 33(Số 3), tr. tr. 1 - 9. 

Nguyễn Thị Thúy An (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực, Viện Khoa học giáo dục. 

Lê Minh Công (2013), "Tình trạng  nghiện  internet ở học sinh THCS  tại  thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ", Tạp chí y t ế cộng đồng. Số 28, tr. tr. 70 – 78 

ĐHQGHN (2009), Quy định công tác sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ biên, Ban hành theo Quyết định số 2875/QĐ-CT&HSSV. 

ĐHQGHN  (2014), "Quy chế đào tạo Đại học ", Ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ...

5. Phụ lục 

Phiếu thu thập thông tin

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM