Luận văn ThS: Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015)

Luận văn Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015) khảo sát toàn bộ truyện ngắn  Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ 2000 - 2015; nghiên cứu hai phương diện đó là nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Thái Nguyên; tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu truyện ngắn của 3 tác giả tiêu biểu là Hồ Thủy Giang, Bùi Thị Như Lan, Bùi Nhật Lai. Từ đó chỉ ra những đặc trưng, đánh giá những thành tựu, hạn chế của truyện ngắn Thái Nguyên trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam đương đại.

Luận văn ThS: Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015)

1. Mở đầu

1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015) trên hai phương diện chủ yếu là nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện.

Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ truyện ngắn đã công bố của các tác giả Thái Nguyên trong khoảng thời gian  15 năm. Tập trung vào 2 cuốn:

Tuyển tập Truyện ngắn Thái Nguyên (2001 - 2006) 

Tuyển tập truyện ngắn Thái Nguyên (2006 - 2015) 

Ngoài ra, chúng tôi hướng sự tập trung vào việc nghiên cứu  toàn bộ các tác phẩm đã xuất bản từ năm 2000 - 2015 của 3 tác giả truyện ngắn Thái Nguyên tiêu biểu: Hồ Thủy Giang, Bùi Thị Như Lan, Bùi Nhật Lai.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê phân loại : Sử dụng trong quá trình khảo sát và thống kê, phân loại các tác phẩm theo các tiêu chí phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các thao tác phân tích chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá, đưa ra các luận điểm, các kết luận khoa học. 

Phương pháp so sánh đối chiếu: Sử dụng trong các thao tác đối sánh giữa các tác phẩm của các nhà văn với nhau, giữa các nhà văn Thái Nguyên với các nhà văn khác trên cả nước.

Phương pháp hệ thống: Nhằm hệ thống lại những yếu tố làm nên nét đặc trưng trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thái Nguyên.

Phương pháp liên ng̀nh : Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc tiếp cận một số truyện ngắn từ góc nhìn văn hoá học, dân tộc học... 

1.3 Đóng góp của luận văn

Phát hiện, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015). Bước đầu nhận định, đánh giá những thành tựu và hạn chế của văn xuôi Thái Nguyên nói chung, truyện ngắn Thái Nguyên nói riêng trong nền văn xuôi khu vực miền núi phía Bắc và văn xuôi Việt Nam đương đại.

Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm học tập, nghiên cứu về văn học địa phương Thái Nguyên cũng như văn xuôi dân tộc và miền núi vùng Việt Bắc. 

2. Nội dung

2.1 Khái quát về văn xuôi Thái Nguyên

Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Văn xuôi Thái Nguyên trong dòng chảy văn học khu vực miền núi phía Bắc.

Diện mạo văn xuôi Thái Nguyên nhìn từ thể tài truyện ngắn.

Một số thành tựu và hạn chế của truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015).

2.2 Nội dung truyện ngắn Thái Nguyên

Sự mở rộng về đề tài và biên độ phản ánh.

Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI.

Một số gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015).

2.3 Một số phương diện nghệ thuật 

Cốt truyện

  • Cốt truyện theo thời gian tuyến tính.
  • Cốt truyện theo thời gian phi tuyến tính.
  • Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI

  • Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình.
  • Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm.

Ngôn ngữ nghệ thuật

  • Ngôn ngữ dung dị đời thường.
  • Ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân tộc.

3. Kết luận

Thái Nguyên không chỉ có chiều dày  lịch sử, văn hóa, miền đất địa linh nhân kiệt với những danh tướng lừng lẫy trong lịch sử, Thái Nguyên còn là một trung tâm văn hóa, giáo dục lớn của khu vực miền núi phía Bắc. Truyện ngắn Thái Nguyên chiếm một vị thế quan trọng trong nền văn xuôi Thái Nguyên. Trong  suốt 15 năm đầu thế  kỉ XXI, truyện  ngắn  Thái Nguyên đã có một đội ngũ tác giả đông đảo, trong đó có nhiều tác giả trẻ. Nội dung nổi bật trong truyện ngắn Thái Nguyên giai đoạn này là sự mở rộng về đề tài và biên độ phản ánh, sự phong phú, đa dạng về cảm hứng nghệ thuật; sự tiếp nối khá hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, cùng với ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc và không ngừng sáng tạo, truyện ngắn Thái Nguyên đã có được những thành công nhất định, thuyết phục và giành được sự yêu mến của bạn đọc Thái Nguyên cũng như bạn đọc cả nước. Thành tựu nổi bật nhất của truyện ngắn Thái Nguyên giai đoạn đầu thế kỉ XXI chính là ở phương diện nghệ thuật. Trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Truyện ngắn Thái Nguyên giai đoạn đầu thế kỉ XXI còn nổi bật ở các phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (1990), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học số 9/1998 

Lê Huy Bắc (2004),  Truyện ngắn, lý luận v̀ tác phẩm. Nxb Giáo dục. Hà Nội 

Đặng Việt Bích (2006), T̀m hiểu văn hóa dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 

Đức Đan (2007), “Người nghệ sĩ của cái đẹp”, Báo Điện tử Tổ quốc, ngày 23/7. 

Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lý luận v̀ ứng dụng . Nxb Giáo dục, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM