Luận văn ThS: Giảng dạy môn giáo dục công dân tại trường trung học cơ sở từ thực tiễn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Luận văn Giảng dạy môn giáo dục công dân tại trường trung học cơ sở từ thực tiễn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn làm rõ vị trí, tầm quan trọng của việc giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; đánh giá thực trạng việc giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh tại trường trung học cơ sở ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh tại trường trung học cơ sở ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

Luận văn ThS: Giảng dạy môn giáo dục công dân tại trường trung học cơ sở từ thực tiễn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh trong các trường trung học cơ sở ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh tại trường trung học cơ sở ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về vấn đề giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh tại trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu này trong các trường trung học cơ sở có tính đại diện cho các vùng ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sư.

Luận văn còn sư dụng các phương pháp lịch sư và lôgic, phân tích và tổng hợp từ các tri thức lý luận chuyên ngành.

Ngoài ra, tác giả của luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tổng kết thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên, thực trạng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh tại trường trung học cơ sở ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lí luận

Một số vấn đề chung về môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở

  • Khái niệm Giáo dục công dân, môn Giáo dục công dân
  • Vị trí của môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở
  • Chức năng, nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở
  • Đặc thù của môn Giáo dục công dân và yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên giảng day môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở

Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở

  • Nội dung, chương trình môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở
  • Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở

Những yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy môn Giáo dục công dân trong trường trung học cơ sở

  • Nhận thức về vị trí vai trò của môn Giáo dục công dân
  • Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng và ban giám hiệu
  • Đội ngũ giáo viên, gia đình và học sinh

2.2 Thực trạng

Khái quát về các trường trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

  • Khái quát về huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
  • Thực trạng các trường trung học cơ sở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Thực trạng đội ngũ giáo viên và bộ môn Giáo dục công dân trong các trƣờng trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

  • Về đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc cạn
  • Về vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc cạn
  • Thực trạng dạy và học môn Giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc cạn

Kết quả đạt được

  • Mục tiêu giảng dạy môn giáo dục công dân
  • Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân
  • Thực hiện phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân

Những hạn chế và nguyên nhân

  • Hạn chế
  • Nguyên nhân

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả

Phương hướng giảng dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở trong thời gian tới

  • Đảm bảo tính khoa học, mục tiêu giáo dục công dân thế kỉ 21
  • Đổi mới trong giáo dục kinh tế - tài chính
  • Quán triệt nguyên lý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn Giáo dục công dân

Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

  • Thay đổi tư duy và nhận thức về môn giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở
  • Giải pháp về cơ chế chính sách, lãnh đạo và quản lý
  • Giải pháp đối với giáo viên và họ
  • Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân
  • Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội

3. Kết luận 

Giảng dạy môn giáo dục công dân có tầm quan trọng đặc biệt tới việc phát triển nhân cách cho học sinh THCS. Nó xuất phát từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của bộ môn nhằm trang bị cho các em một hệ thống các tri thức khoa học về đạo đức, triết học, kinh tế, pháp luật… Từ đó giúp học sinh có được một cái nhìn tổng thể về thế giới khách quan trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở nắm được những tri thức đã học tạo thành niềm tin và biến niềm tin thành hành động trong cuộc sống, đó chính là mục đích cuối cùng của việc giảng dạy môn giáo dục công dân. Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự biến đổi nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội, một bộ phận học sinh THCS cả nước nói chung, ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Băc ạn nói riêng đã nhận thức đúng đắn giá trị của việc hoàn thiện nhân cách, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình học tập, thể hiện qua chất lượng xếp loại học lực, hạnh kiểm, kết quả thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2012), Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình của các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Trọng Bảo (Chủ biên) (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên) (2001), Góp phần dạy tốt, học tốt môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Chính trị trên ---

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM