Luận văn ThS: Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều

Luận văn Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều bước đầu xác  lập một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật phê bình của Hoài Thanh qua công trình; ghi nhận những đóng góp của Hoài Thanh đối với phê bình văn học thời kì sau cách mạng, đồng thời cũng chỉ ra một vài điểm hạn chế của công trình. 

Luận văn ThS: Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài Công trình  Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhìn trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận văn: 

  • Thứ nhất: Trình bày những đặc điểm phương pháp nghiên cứu phê bình của Hoài Thanh trong công trình. 
  • Thứ hai: Chỉ ra những điểm khả thủ và những điểm hạn chế của tiếp cận xã hội học mác xít. Từ đó đề xuất hướng vận dụng phương pháp này vào thực tế tiếp nhận văn học.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công trình Quyền sống của con người  trong “Truyện  Kiều” của Nguyễn Du (Hoài Thanh). Vấn đề tiếp nhận theo phương pháp nghiên cứu xã hội học mác xít từ công trình này.

Phạm vi nghiên cứu: chỉ giới hạn trong công trình  Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tư liệu  và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác về Truyện Kiều.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp…: Đây là phương pháp chính được chúng tôi sử dụng. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi phân tích cách tiếp cận Truyện Kiều của Hoài Thanh trong công trình. Sau đó, tổng hợp lại, chúng tôi đi đến những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn. 

Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp quan trọn  để làm nổi bật vấn đề. Đối tượng so sánh chủ yếu là các thành tựu nghiên cứu phê bình về Truyện Kiều , các ý kiến, các nhận định về Hoài Thanh. Qua đó, luận văn làm rõ những điểm  mới cũng như những đóng góp của Hoài Thanh với lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều. 

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp hệ thống; phương pháp loại hình; phương pháp lịch sử… để thiết lập hệ thống luận điểm của đề tài, cách nhìn nhận, đánh giá, cách hiểu và cách khẳng định giá trị của Truyện Kiều qua cách tiếp cận theo phương pháp xã hội học mác xít của Hoài Thanh trong công trình. 

2. Nội dung

2.1 Hành trình phê bình văn học của Hoài Thanh

Tiểu sử Hoài Thanh

Các chặng đường nghiên cứu phê bình văn học của Hoài Thanh

  • Trước cách mạng tháng Tám 1945
  • Sau cách mạng tháng Tám 1945

2.2 Công trình của Hoài Thanh

Giới thuyết sơ lược về phương pháp phê bình xã hội học mác xít

Công trình  “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” và việc vận dụng phương phương pháp phê bình mác xít của Hoài Thanh.

  • Quan điểm mới về nhiệm vụ, sứ mệnh chính trị của nhà phê bình
  • Phương pháp xã hội học mác xít đề cao bối cảnh lịch sử xã hội và đấu tranh giai cấp
  • Phương pháp phân tích nhân vật từ góc nhìn giai cấp

2.3 Ý nghĩa công trình

Ảnh hưởng của công trình đến xu hướng nghiên cứu xã hội học về sau

Một số hạn chế của Hoài Thanh trong công trình  “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”

Giá trị của công trình

  • Quan tâm đến nội dung xã hội của tác phẩm văn học, từ đó xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực
  • Những đóng góp trong nghệ thuật phê bình Truyện Kiều

3. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu mác xít chi phối đến hướng tiếp cận tác phẩm của Hoài Thanh, cụ thể được thể hiện qua cách đánh giá nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Từ Hải. Cả hai nhân vật đều được đánh giá từ góc độ là những nhân vật phản ánh bộ mặt của xã hội phong kiến. Nếu Thúy Kiều vừa là con người rất “phiền” cho xã hội phong kiến và cũng đồng thời là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát đó thì Từ Hải lại được coi là cái mộng anh hùng của Nguyễn Du, cái mộng lật đổ xã hội phong kiến. Khai thác cả hai nhân vật ở mặt này, Hoài Thanh muốn nhấn mạnh đến tính phản đế phản phong của Nguyễn Du. Định lại giá trị cho Truyện Kiều theo hướng này cũng chính là lúc tác giả thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mình. Không chỉ có đóng góp về mặt tư tưởng, Hoài Thanh còn có những đóng góp vô cùng quan trọng trong nghệ thuật phê bình  Truyện Kiều. Đóng góp to lớn hơn cả có lẽ là ở chính những đoạn thẩm bình tinh tế. Hoài Thanh có những phát hiện đầy tinh tế và giá trị về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du, đồng thời là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật khéo léo, hợp tình, hợp lí của đại thi hào. Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt tư tưởng và cách tiếp cận của thời đại nên Hoài Thanh cũng có những hạn chế nhỏ trong công trình của mình. Vì muốn nhấn mạnh đến tính tất yếu của việc phải lật đổ chế độ phong kiến, Hoài Thanh đã quy tất cả lỗi cho chế độ phong kiến mà quên đi các yếu tố khác như hệ thống pháp luật, bản thân suy nghĩ, hành động của nhân vật.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (1999), Khảo luận về Kim Vân  Kiều  truyện, dẫn  theo  Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm , Nxb Giáo Dục, Hà Nội 

Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia,Hà Nội.   

Nguyễn Văn Dân (2012), Phương  pháp luận nghiên cứu văn học , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 

Xuân Diệu (1982),Cácnhà thơ cổ điển Việt Nam-Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 

Nguyễn Du (2007), Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Đỗ  Đức  Dục  (2009),  Về  chủ  nghĩa  hiện  thực  thời đại Nguyễn  Du, Nxb Văn học, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM