Luận án TS: Mạng lưới xã hội trong trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội

Luận án Mạng lưới xã hội trong trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về  mạng lưới xã hội; xác định đặc điểm, tính chất của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong đối tượng lao động ở nông thôn; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới ảnh hưởng trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ xã hội của mạng lưới xã hội đối với người trong đối tượng lao động ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Luận án TS: Mạng lưới xã hội trong trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện đặcđiểm, tính chất,hỗ trợ xã hội,các yếu tố tác động và xu hướng biến đổi mạng lưới xã hội  trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, cung cấp những bằng chứng và các giải pháp cho việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách khám chữa bệnh ở địa phương và phát triển chức năng  của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở địa bàn nghiên cứu.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong độ  tuổi  lao động ở nông thôn thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm, tính chất và sự hỗ trợ xã hội của mạng lưới khám chữa bệnh đối với người trong độ tuổi lao động ở nông thôn khi đi khám chữa bệnh ở 03  xã của huyện Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội với tiêu chí về  cơ cấu kinh tế -  xã hội: Lựa chọn 01 xã có hoạt động sản xuất chủ yếu từ nông nghiệp, 01 xã có hoạt động sản xuất chủ yếu từ công nghiệp, tiểu thủ công và 01 xã có hoạt động buôn bán, dịch vụ.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tìm hiểu quy mô, các mối quan hệ và mức độ của mối quan hệ xã hội, các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng biến đổi và sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội đối với người trong đối tượng lao động khi khám chữa bệnh.

Phương pháp phân tích tài liệu: Trong luận án, tác giả sưu tầm và phân tích những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu  dưới dạng thứ  cấp nhằm xây dựng cơ sở  lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, bao gồm:  

  • Các tài liệu có liên quan đến mạng lưới xã hội, khám chữa bệnh và mối quan hệ xã hội ở nông thôn.  
  • Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo về y tế của huyện Thường Tín, Sở Y tế thành phố Hà Nội và của Bộ Y tế.

Phương pháp thu thập thông tin định tính: Trên  cơ sở  phỏng  vấn  bằng  bảng  hỏi  cấu  trúc,  tiến  hành  phỏng vấn  sâu  15 người trong độ tuổi lao động ở nông thôn dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống và đặc điểm  ốm đau, bệnh tật  (bảng 1, phụ lục 3) nhằm làm rõ các mối quan hệ, sự hỗ trợ của các mối quan hệ và các yếu tố tác động đến mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh  của cá nhân trong độ tuổi lao động  ở nông thôn. 

Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Luận án sử  dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc để thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu – xã hội; đặc điểm ốm đau, bệnh tật; đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, xu hướng biến đổi và sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong đối tượng lao động ở nông thôn bị ốm đau, bệnh tật và đi khám chữa bệnh trong khoảng thời gian 12 tháng đến trước thời điểm nghiên cứu (tháng 3 năm 2016) và đang làm việc và sinh sống ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới

  • Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội trên thế giới 
  • Những  nghiên  cứu  về  mạng  lưới  xã  hội  trong  chăm  sóc  sức  khỏe trên thế giới

Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

  • Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội ở Việt Nam
  • Những nghiên cứu về  mạng lưới xã hội trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

Những nghiên cứu về mối quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn 

Các khái niệm

  • Người trong độ tuổi lao động ở nông thôn
  • Chăm sóc sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh
  • Khái niệm mạng lưới xã hội                                                

Các lý thuyết tiếp cận vấn đề nghiên cứu

  • Lý thuyết mạng lưới xã hội
  • Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons

Quan điểm của Hồ  Chí Minh, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe
  • Quan điểm của Đảng về chăm sóc sức khỏe
  • Chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe 

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

  • Bối cảnh về địa lý, dân cư của huyện Thường Tín
  • Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thường Tín
  • Bối cảnh chăm sóc sức khỏe của huyện Thường Tín

2.3 Thực trạng

Đặc điểm và tính chất của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn

  • Quy mô mạng lưới xã hội
  • Các loại quan hệ trong mạng lưới xã hội
  • Mức độ quan hệ xã hội trong mạng lưới xã hội khám chữa bệnh
  • Sự  hình  thành  mạng  lưới  xã  hội  trong  khám  chữa  bệnh  của người trong độ tuổi lao động

Hỗ trợ của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh

  • Nội dung hỗ trợ của mạng lưới xã hội
  • Mức độ hỗ trợ của mạng lưới xã hội

Tiếp cận dịch vụ y tế của người trong độ tuổi lao động

  • Sử dụng cơ sở y tế của người trong độ tuổi lao động
  • Số lần khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động
  • Tiêu chí lựa chọn chất lượng dịch vụ y tế 
  • Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế của người trong độ tuổi lao động

2.4 Những yếu tố ảnh hưởng

Những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh

  • Ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Ảnh hưởng từ các chính sách về y tế
  • Ảnh hưởng từ hệ thống y tế
  • Ảnh hưởng từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

Những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn

  • Hệ thống chính trị ở cơ sở
  • Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu – xã hội và ốm đau, bệnh tật đến các mối quan hệ trong mạng lưới khám chữa bệnh
  • Những  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  mạng  lưới  xã  hội  trong  khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn

Xu hướng biến đổi mạng lưới xã hội khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn                

Những giải pháp thúc đẩy mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong độ tuổi lao động ở nông thôn

  • Nhà nước
  • Chính quyền địa phương
  • Đối với cơ sở y tế và nhân viên y tế 
  • Đối với gia đình và họ hàng 
  • Đối với người trong độ tuổi lao động 

3. Kết luận 

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mạng lưới xã hội và lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons để lý giải đặc điểm, tính chất và chức năng của mạng lưới xã hội trong việc hỗ trợ xã hội và giúp người trong đối tượng lao động khám chữa bệnh. Luận án đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu, qua đó phản ánh thực trạng mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong đối tượng lao động ở nông thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Luận án đã phân tích các  đặc điểm và tính chất của mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong đối tượng lao động về quy mô, các mối quan hệ xã hội trong mạng lưới xã hội, đồng thời chỉ ra  sự  hỗ  trợ  xã  hội  của mạng lưới xã hội đối  với  người  trong  đối tượng lao động khi  khám  chữa  bệnh. Trên cơ sở  phân tích các yếu tố  tác động đến mạng lưới xã hội trong khám chữa bệnh của người trong đối tượng lao động đã đưa ra dự báo xu hướng biến đổi mạng lưới xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao chức năng hỗ trợ xã hội của mạng lưới trong việc giúp người trong đối tượng lao động khám chữa bệnh.

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Nguyên Anh (1998), “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư”, Tạp chí X ã hội học, (2), tr.16-24.  

Ban  Bí  thư  khóa  (IX),  Chỉ  thị  số  06-CT/TW, ngày  22/1/2002  về  củng  cố  và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.  

Ban  Chấp  hành  Đảng  bộ  huyện  Thường  Tín,  Báo  cáo  chính  trị  khóa  XXII, ngày 14/7/2015.  

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2001),  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.  

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016),  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM