Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở trường THPT; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động  giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động  giáo dục sức khỏe sinh sản tại 03 trường THPT thành phố Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Kạn

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học, phần mềm thống kê để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài.

Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THPT ở thành phố Bắc Kạn.

Khái quát về quá trình khảo sát.

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.

Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản ly hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

3. Kết luận

Luận văn nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn. Luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản và quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn. Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường THPT, một số em học sinh có nhận thức tương đối tốt về kiến thức về sức khỏe sinh sản. Nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động  giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh phù hợp với nhu cầu, nhận thức của học sinh, công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường được triển khai thực hiên. Bên cạnh kết quả đạt được việc triển khai hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT còn có một số hạn chế như: mức độ thực hiện hoạt động còn ít, chưa thường xuyên. Hình thức tổ chức còn đơn điệu, mang tính bề nổi, phong trào, chưa đi sâu vào các hoạt động chuyên môn gắn liền với nhu cầu, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho học sinh và chưa thu hút nhiều học sinh tham gia.

4. Tài liệu tham khảo

Lam Thi (2005), “Tính dục học cổ điển phương Đông  - Từ Kamasutra đến Tố nữ kinh”, Tạp chí c ủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thế giới mới số 627,tr.50 - 54. 

Lê Nguyễn (2005),  “Giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên trên thế giới”, Tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thế giới mới số 627, tr.20- 25. 

Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lí - Quản lí giáo dục tiếp c ận từ những mô hình, Trường Cán bộ quản lí Giáo dục - Đào tạo Trung ương 1. 

Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình giáo dục Dân số - Sức khỏe sinh sản....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí).

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho giáo viên).

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến (Dành cho học sinh).

Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho cán bộ quản lí, giáo viên (Về các biện pháp đề xuất).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM