Luận văn ThS: Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy

Luận văn Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề đô thị trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy, qua đó khẳng định đây là một xu hướng nổi bật trong văn học đương đại Việt Nam. Luận văn mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng và vị trí của Đỗ Bích Thúy trong nền văn học Việt Nam đương đại.

Luận văn ThS: Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Đi sâu tìm hiểu về chủ đề đô thị trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy, qua đó thấy được cái nhìn của nhà văn về bức tranh đô thị trong xã hội đương thời. Luận văn cũng góp phần làm nổi bật vị trí, tài năng của một “ nhà văn nữ xuất sắc hiện nay”. Đồng thời, làm tư liệu cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu một hiện tượng trong nền văn học Việt Nam đương đại.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu chủ đề đô thị trong văn xuôi của Đỗ Bích Thúy.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, khảo sát một số truyện ngắn trong tập Đàn bà đẹp  (2013), Nxb Văn học & Liên Việt và tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là (2014), Nxb Phụ nữ.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xã hội học: Xem xét sự phát triển của đô thị Việt Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra đề tài đô thị trong mỗi thời kỳ. Qua đó, thấy được dòng chảy của đề tài này và phát hiện ra những nét riêng của Đỗ Bích Thúy.

Phương pháp thống kê, so sánh: so sánh, đối chiếu với những tác giả khác có tác phẩm viết về đề tài đô thị để làm rõ những đặc sắc và độc đáo trong đề tài đô thị của Đỗ Bích Thúy. Từ đó, thấy được nét tương đồng và điểm khác biệt, mới mẻ trong tác phẩm viết về đô thị của Đỗ Bích Thúy so với các tác giả khác.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này giúp người biết đi sâu khám phá những khía cạnh cụ thể của những tác phẩm, từ đó làm rõ hơn chủ đề đô thị trong văn xuôi của Đỗ Bích Thúy.

Phương pháp hệ thống: Đặt tác phẩm Cửa hiệu giặt là và một số truyện ngắn trong tập Đàn bà đẹp trong mối quan hệ biện chứng để từ đó nhận diện được chủ đề đô thị trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Vấn đề đô thị trong văn học Việt Nam đương đại

  • Chủ đề đô thị trong sự tiếp cận mới của văn học Việt Nam đương đại.
  • Chủ đề Hà Nội trong văn xuôi đương đại.

Sự xuất hiện của “Phố Thúy” trong dòng chảy văn học đương đại

  • Quan niệm về văn chương của Đỗ Bích Thúy.
  • Sự chuyển hướng ngòi bút của Đỗ Bích Thúy.

2.2 Đời sống xã hội và con người đô thị

Bức tranh xã hội đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy

  • Một Hà Nội nhẹ nhàng mà tinh tế.
  • Một không gian đô thị chật hẹp.
  • Sự đan xen giữa cái cũ và cái mới trong lòng đô thị.

Con người đô thị - nơi ẩn chứa vẻ đẹp của văn hóa Hà Nội

  • Những con người đô thị vừa truyền thống vừa năng động.
  • Những con người đô thị giàu lòng nhân hậu.

2.3 Nghệ thuật thể hiện chủ đề đô thị

Hệ thống hình ảnh đô thị

  • Những hình ảnh đời thường nơi đô thị.
  • Hình ảnh những con người đô thị.

Ngôn ngữ đậm chất đô thị

  • Ngôn ngữ đậm chất Hà Nội xưa.
  • Ngôn ngữ đô thị bình dân.

3. Kết luận

Đọc văn Đỗ Bích Thúy người đọc cảm thấy hứng thú bởi lối viết giản dị, dễ hiểu, lời văn gần gũi như những câu nói hàng ngày. Hà Nội của Đỗ Bích Thúy đầy ắp cảm xúc, tiếng cười, tình người ấm áp. Qua tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là và truyện ngắn Đàn bà đẹp , nhà văn đã không ngần ngại đặc tả hình ảnh  những con người đô thị với cuộc sống xô bồ, hỗn tạp nơi chốn thị thành bon chen, phức hợp. Qua đây, tác giả cho người đọc thấy bức tranh toàn cảnh về một Hà Nội đương đại vừa lạ vừa quen. Qua các tác phẩm, hình ảnh người Hà Nội hiện lên với sự thuần phác, coi trọng các yếu tố thuộc về truyền thống, trân trọng, nâng niu và giữ gìn vẻ đẹp văn hiến ngàn năm. Bên cạnh đó là đời sống của tầng lớp thị dân với những cái mới được hình thành, tốt - xấu lẫn lộn, họ có công việc ổn định, thu nhập cao, sống trong không gian sang trọng và lộng lẫy nhưng ẩn sâu trong tâm hồn là những góc khuất tâm lý khiến họ day dứt, xót xa, đôi khi là thói nghi kị, ghen tuông từ những điều nhỏ nhặt trong mối quan hệ thường ngày. Bằng lối viết nhẹ nhàng và tinh tế, Đỗ Bích Thúy đã quan  sát và sử dụng các chi tiết mang tính điểm nhấn, bình dị, câu văn tự nhiên, không gò bó, như một thước phim quay chậm của cuộc sống đô thị. Sự thành công của Đỗ Bích Thúy là đã kết hợp hài hòa nhiều giọng điệu và ngôn ngữ để truyền tải thông điệp nghệ  thuật  của mình vào từng nhân vật bằng sự cảm thông trân trọng tuyệt đối.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thanh Bình (2009), Hà Nội 36 + góc nhìn, Nxb Thanh niên. 

Trần Văn Bính  (2010),  Văn hóa Thăng Long Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, Nxb Chính trị Quốc gia. 

Lê  Tiến  Dũng  (2003),  Giáo  trình  lý  luận  văn  học (phần Tác phẩm văn học), Nxb Đại học Quốc gia, TP.HCM  

Nguyễn Thị Út Hà  (2013), Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ - Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007),  Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM