Luận văn ThS: Tổ chức dạy học chương Chất khí Vật lí 10 cơ bản, nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí cho học sinh THPT

Luận văn Tổ chức dạy học chương Chất khí Vật lí 10 cơ bản, nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí cho học sinh THPT hệ thống được cơ sở lí luận về bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí; đưa ra khái niệm, cấu trúc và nhóm biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm (4 biện pháp); xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong dạy học Vật lí (gồm 5 bước) và 4 nguyên tắc trong việc thực hiện các biện pháp và quy trình bồi dưỡng năng  lực thực nghiệm cho học sinh. Luận văn cũng đã soạn thảo được 4 kế hoạch bài học (giáo án) dạy học chương Chất khí Vật lí 10 theo định hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh.

Luận văn ThS: Tổ chức dạy học chương Chất khí Vật lí 10 cơ bản, nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí cho học sinh THPT

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh và xây dựng được quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm vận dụng vào dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT và năng lực học Vật lí của học sinh.

Phạm vi nghiên cứu: Dạy học kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học và các tài liệu  liên  quan  đến năng lực thực nghiệm trong dạy học Vật lí. Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành Giáo dục về đổi mới giáo dục phổ thông. Nghiên cứu các sách báo, luận văn, tạp chí chuyên ngành liên quan đến nội dung kiến thức của đề tài. Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo Vật lí 10. 

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lí  ở trường THPT qua trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh. Dùng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh lớp 10 ở trường THPT.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy thực nghiệm ở lớp 10 trường THPT. Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong quá trình thực nghiệm

Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ thống kê toán học.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Năng lực thực nghiệm.

Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học.

Quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí cho học sinh.

Những nguyên tắc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm Vật lí.

2.2 Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí” - Vật lí 10 THPT

Phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa chương Chất khí.

Thực trạng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

Thiết kế tiến trình dạy học chương Chất khí Vật lí 10 THPT theo định hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm.

Đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm.

Nội dung của thực nghiệm sư phạm.

Tiến hành thực nghiệm.

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Luận văn đã xây dựng được cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Đặc biệt đã xác định rõ cấu trúc năng lực thực nghiệm Vật lí của học sinh; xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm; các quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm theo 5 bước và 4 nguyên tắc về bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong quá trình dạy học Vật lí. Tác giả đã nêu lên được thực trạng về năng lực thực nghiệm Vật lí của HS và việc dạy học Vật lí hướng tới bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh của giáo viên ở trường THPT. Phân  tích được nội dung chương trình và sách  giáo  khoa vật  lí 10 THPT chương Chất khí, xác định rõ mục đích, yêu cầu dạy học. Trong các bài học cụ thể đề tài đã trình bày được những nội dung cơ bản cần nắm vững, đã xây dựng được hệ thống phiếu học tập để học sinh có thể tự khắc sâu nắm vững kiến thức.Với những tiến trình dạy học được xây dựng, tổ chức dạy học trên lớp theo định  hướng   bồi  dưỡng  năng  lực   thực   nghiệm  cho   học   sinh đã  đem  lại những kết quả tốt trong quá trình thực nghiệm sư phạm.Qua thực tế việc dạy học trong quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm  Vật lí cho học sinh THPT thông qua các tài liệu mà tác giả đã thiết kế là có tính khả thi.

4. Tài liệu tham khảo

Anhxtanh A, Inphen.L (1972), Sự tiến triển của vật lí học. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn vật lí cấp THPT . 

Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10, NXB Giáo dục. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2017),  Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. 

Dự án Việt – Bỉ (2009), Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực. 

Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), SGV Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Bài tâp Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Nội dung và kết quả thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh.

Phụ lục 2: Phiếu học tập số 1.

Phụ lục 3: Phiếu học tập số 2.

Phụ lục 4: Phiếu học tập số 3.

Phụ lục 5: Phiếu học tập số 4.

Phụ lục 6: Đề kiểm tra 1 tiết.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM