Luận văn ThS: Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lí với nhóm khách hàng của trung tâm tư vấn Linh Tâm – Csaga

Luận văn Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đánh giá nhu cầu của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm thông qua thực trạng về các chủ đề có mong muốn tham vấn tại trung tâm Linh Tâm; mô tả thực trạng tham vấn tâm lý thông qua các chỉ báo: chân dung xã hội của đối tƣợng thực hiện tham vấn; nội dung tham vấn; thời lượng tham vấn và loại hình tham vấn; chỉ rõ sự khác biệt giới trong nội dung, hình thức và thời lượng tham vấn; đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của trung tâm với nhu cầu tham vấn tâm lý của khách hàng thực hiện tại trung tâm.

Luận văn ThS: Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lí với nhóm khách hàng của trung tâm tư vấn Linh Tâm – Csaga

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hướng tới tìm hiểu chân dung xã hội của đối tượng có nhu cầu tham vấn tâm lý, tình cảm và tìm hiểu sự khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý, thông qua sự khác biệt trong nội dung tham vấn, thời lượng tham vấn, hình thức tham vấn của mỗi giới, mỗi độ tuổi. Từ đó giúp các nhà tham vấn tâm lý hiểu rõ hơn nhu cầu tham vấn tâm lý và hình thức tiếp cận tham vấn tâm lý ở mỗi giới thực hiện.Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của trung tâm với nhu cầu của khách hàng.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm tư vấn Linh Tâm – Csaga. 

Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm tư vấn Linh Tâm – CSAGA – Nhà A9 – Đường Cốm Vòng – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội 3/2013 – 4/2013 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tài liệu đƣợc phân tích bao gồm nhật ký tham vấn, các tài liệu liên quan đến trung tâm tư vấn Linh Tâm – Csaga và các tài liệu chuyên ngành khoa học xã hội liên quan đến nghiên cứu. Các tài liệu khác liên quan đến quá trình xây dựng trung tâm tư vấn Linh Tâm và các tài liệu chuyên ngành khoa học xã hội khác cũng được phân tích phục vụ cho nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân. Mục đích phỏng vấn sâu: Tìm kiếm thêm những thông tin định tính liên quan đến những khác biệt trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm mà nội dung trong nhật ký tham vấn của trung tâm chưa thể hiện được. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Khái niệm công cụ 

  • Nhu cầu 
  • Giới 
  • Vai trò giới
  • Tư vấn 
  • Sức khỏe sinh sản 
  • Kỹ năng sống 

Các cách tiếp cận lý thuyết 

  • Lý thuyết nhu cầu của Maslow
  • Lý luận về tham vấn tâm lý  
  • Lý thuyết giá trị

2.2 Nhu cầu và thực trạng 

Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm

  • Các lĩnh vực mong muốn được tham vấn 
  • Khác biệt giới trong nhu cầu tham vấn

Thực trạng tham vấn tâm lý của nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm Linh Tâm 

  • Chân dung xã hội
  • Nội dung tham vấn
  • Thời lượng tham vấn
  • Loại hình tham vấn

3. Kết luận

Qua khảo sát và phân tích số liệu của các ca tham vấn tâm lý tại trung tâm tư vấn Linh Tâm đã cho thấy có sự khác biệt về giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách Loại hình Tham vấn Giới tính Tham vấn điện thoại Tham vấn trực tuyến Nữ 65,1 31 Nam 34,9 69 hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm. Sự khác biệt này thể hiện thông qua nội dung, cách thức thực hiện tham vấn của mỗi giới. Ở mỗi giới có nhu cầu và thực hiện tham vấn tâm lý về các vấn đề xã hội khác nhau. Nam giới có nhu cầu và thực hiện tham vấn về cách thức quan hệ tình dục và tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên nhiều hơn nữ, trong khi đó nữ giới có lai có nhu cầu và thực hiện tham vấn tâm lý về tình yêu, cách thức nuôi dạy, chăm sóc con cái hay các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống…. nhiều hơn. Trong nhóm khách hàng đã thực hiện tham vấn tâm lý tại trung tâm, sự có mặt của nữ giới trong các nội dung tham vấn nhiều hơn nam giới. Mỗi giới cũng có những lựa chọn khác nhau về phương tiện thực hiện tham vấn. Nữ giới có xu hướng sử dụng điện thoại là phương tiện truyền tin và thực hiện tham vấn qua điện thoại nhiều hơn nam giới. Ngược lại nam giới lại có xu hướng sử dụng tham vấn trực tuyến nhiều hơn nữ giới trong việc giải tỏa những vướng mắc trong tâm lý, tinh thần của mình

4. Tài liệu tham khảo

Lê Thị Bừng (Chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2007), Những thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách, NXB Đại học Sư phạm. 

Csaga – Trung tâm tư vấn Linh Tâm (2013), Nhật ký tham vấn 

Kim Văn Chiến (2002), Xã hội hóa về giới trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. 

Trần Thị Minh Đức (2010), Định kiến và áp lực xã hội đối với nữ tri thức, Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ , ĐHQG, Hà Nội. 

Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Giáo dục, Hà Nội 

Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2006), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM