Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi Vật lí 11

Luận văn Tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi Vật lí 11 nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa; nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học Vật lí; xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động dạy học ngoại khóa về phần “Dòng điện không đổi” cho học sinh lớp 11 THPT; soạn thảo tiến trình dạy học ngoại khóa cho một số đơn vị kiến thức về phần Dòng điện không đổi trong chương trình Vật lí 11; tiến hành thực nghiệm sự phạm ở các trường THPT để đánh giá kết quả và rút ra kết luận.

Luận văn ThS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi Vật lí 11

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng ngiên cứu: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạt động ngoại khóa tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi của học sinh khối 11 ở một số trường THPT tỉnh Ninh Bình. 
  • Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học Vật lí ở lớp 11 trường THPT.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học Vật lí, các tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT; Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn Vật lí ở trường THPT.
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tế dạy học ngoại khóa Vật lí tại một số trường THPT. 
  • Phương pháp nghiên cứu thựcnghiệm: Thử nghiệm xây dựng kế hoạch và nội dung ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi. Thực nghiệm sư phạm về dạy học ngoại khóa một số nội dung đã chọn và đánh giá mức độ hoàn thành của luận văn. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

  • Cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông.
  • Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học Vật lí.

2.2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa

  • Mục tiêu dạy học ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của nguồn điện không đổi.
  • Thực trạng dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11.
  • Một số vấn đề cơ bản về nguồn điện không đổi.
  • Nội dung hoạt động ngoại khóa.
  • Thử nghiệm một số nội dung thí nghiệm đáp ứng nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi Vật lí 11.
  • Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và phương pháp hướng dẫn.
  • Nội dung của buổi báo cáo sản phẩm đã nghiên cứu, chế tạo và kết hợp với tổ chức hội vui vật lí về Nguồn điện không đổi.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

  • Mục đích của thực nghiệm sư phạm.
  • Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.
  • Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm.
  • Xây dựng tiêu chí đánh giá.
  • Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Về mặt lí luận, luận văn góp phần bổ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa Vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh; xây dựng được nội dung hoạt động ngoại khóa chương Dòng điện không đổi nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh; điều tra được tình hình tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa chương Dòng điện không đổi nói riêng ở trường THPT là cần thiết và cấp bách. Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi đã rút ra những đánh giá sơ bộ về hiệu quả của việc Tổ chức hoạt động ngoại khóa ứng dụng kĩ thuật về nguồn điện không đổi và nhận thấy phương pháp và hình thức tổ chức là phù hợp và đạt được hiệu quả. Trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động ngoại khóa các em đều có tinh thần thần học tập hăng hái, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, điều đó không chỉ giúp các tiếp thu kiến thức nhanh hơn mà còn giúp các em phát triển các kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm. Các em đã có thể tự mình vận dụng những kiến thức đã học vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Như vậy, việc sử dụng phương pháp và nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi xây dựng đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay.

4. Tài liệu tham khảo

  • Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn dạy h ọc và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn. 
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
  • Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chưng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông. 
  • Nguyễn Quang Đông, Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, Thái Nguyên – 2009. 
  • Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trung học cơ sở. Nxb Giáo dục Hà Nội.
  • Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội. 

5. Phụ lục

  • Phiếu phỏng vấn giáo viên.
  • Phiếu phỏng vấn học sinh.
  • Phiếu học tập.
  • Phụ lục ảnh.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM