Luận văn ThS: Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Luận văn Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đóng góp chung vào cái nhìn toàn cảnh về phong cách sáng tác và những chủ đề chính trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Nhất là luận văn cung cấp thêm một kiểu tuyến nhân vật cụ thể trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đó là thế giới tuổi thơ, hình ảnh trẻ thơ trong truyện ngắn của chị.

Luận văn ThS: Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu chân dung con người, phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. 

Tìm hiểu thế giới tuổi thơ qua những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư để từ đó chỉ ra nét độc đáo riêng của Nguyễn Ngọc Tư về mảng đề tài này.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu và khảo sát 7 tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: 

  • Cánh đồng bất tận 
  • Đảo 
  • Gió lẻ và 9 câu chuyện khác 
  • Giao thừa 
  • Ngọn đèn không tắt 
  • Không ai qua sông 
  • Xa xóm Mũi

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê phân loại: Từ việc tiếp cận tác phẩm, thống kê, phân loại các tuyến nhân vật để từ đó có cái nhìn khách quan, khoa học trong đánh giá. 

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích những hành động suy nghĩ của nhân vật trẻ thơ trong từng hoàn cảnh, tình huống truyện cụ thể để có cái nhìn chi tiết, khách quan về tích cách của từng nhân vật. Từ đó tổng hợp lại để có cái nhìn khái quát, xâu chuỗi lại các tri thức đã tìm được.

Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh đối chiếu để tìm ra sự khác biệt cũng như tạo ra sự chính xác cao cho công trình nghiên cứu. So sánh để làm nổi bật nét riêng biệt, phong cách nghệ thuật, đổi mới cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với một số nhà văn khác có nét tương đồng. 

Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp liên ngành khác như: Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa để khám phá dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; tìm hiểu về trẻ thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên cơ sở tâm lí học lứa tuổi.

2. Nội dung

2.1 Văn học viết cho thiếu nhi

Văn viết cho thiếu nhi -  mảng sáng tác đã và đang được khai thác

  • Đặc điểm của đối tượng tiếp cận tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
  • Những tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi và một số vấn đề đặt ra

Nguyễn Ngọc Tư và những trang văn dành cho thiếu nhi

2.2 Vùng đất Nam Bộ và hình ảnh những đứa trẻ

Không gian văn hóa Nam Bộ - nền phù sa nuôi dưỡng sự trưởng thành và cá tính của con người miệt vườn

  • Điều kiện địa lí, môi sinh 
  • Sự đa dạng của môi trường nhân văn - văn hóa 
  • Con người và cá tính Nam Bộ

Hình ảnh những đứa trẻ Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

  • Những đứa trẻ Nam Bộ hồn nhiên với các trò chơi của vùng sông nước
  • Những đứa trẻ Nam Bộ với tuổi thơ chịu nhiều thiệt thòi và mất mát
  • Những đứa trẻ Nam Bộ với lối nghĩ và cách ứng xử riêng 
  • Những đứa trẻ Nam Bộ với kí ức tuổi thơ luôn trong hoài niệm

2.3 Một số thành công nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 

Nghệ thuật xây dựng nhân vật 

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại đậm chất Nam Bộ
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm

3. Kết luận

Qua các truyện ngắn của mình, từ chủ đề, tuyến nhân vật, bối cảnh, không gian, cốt truyện, ngôn ngữ nhân vật, tên gọi các nhân vật… đều thể hiện đặc trưng và cốt cách riêng của những con người Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác từ chính những “chất liệu” quê hương sẵn có để nhào nặn, tác dựng nên những câu chuyện văn chương, những tình huống, thân phận con người một cách chân thực nhất. Dấu ấn của vùng đất Nam Bộ được thể hiện rất đậm đặc và trên mọi bình diện, trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.  Hình ảnh về trẻ thơ, hoặc liên quan đến kí ức trẻ thơ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cũng mang đặc điểm riêng biệt, đó là tính chân thực, đủ đầy. Những đứa trẻ trong các sáng tác của chị, xuất hiện với mọi cảnh đời, thân phận. Trong các sáng tác đó, không chỉ là hình ảnh những đứa trẻ vui vẻ và được yêu thương chăm sóc, là âm thanh náo nhiệt, trong trẻo hồn nhiên của tụi con nít, mà còn là những đứa trẻ, những kiếp người, mang ẩn ức, dằn vặt về một tuổi thơ bất hạnh, phải sống trong khó khăn, thiếu thốn, bị ngược đãi, bỏ rơi, hành hạ. Nguyễn Ngọc Tư đã bộc lộ rõ sự xót xa, đồng cảm và tình thương yêu hết mực của nhà văn đối với những thân phận trẻ thơ bất hạnh đó. Và cũng qua đó, nhà văn gửi gắm một hi vọng, một ngụ ý sâu xa trong từng câu chuyện của mình. 

4. Tài liệu tham khảo

Mai Hải Anh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết đương đại giai đoạn 1986-2006, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 

Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988),  Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 

Tạ Duy Anh (2014), Làng quê đang biến mất, Nxb hội nhà văn, Hà Nội 

Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Bình (2009),   Tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (số 4). 

Gustave Le Bon (2015), Tâm lý học đám đông (Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Mai Chu, Đoàn Văn Hà - dịch), Nxb thế giới, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM