Luận văn ThS: Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay

Luận văn Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay (Qua các tác giả Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến) tìm hiểu về phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện trong thơ ca viết về biển đảo để thấy được Cảm hứng về biển đảo của các nhà thơ giai đoạn từ 1986 đến nay; hi nhận những đóng góp và thành tựu của các nhà thơ hiện đại trong giai đoạn 1986 đến nay đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói riêng và đối với tình hình thời sự của nước nhà hiện nay nói chung.

Luận văn ThS: Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ ra cảm hứng biển đảo trong thơ viết từ năm 1986 đến nay qua việc khảo sát một số tác giả tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo xét về phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ năm 1986 đến nay qua việc tập trung khảo sát một số gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo là Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến xét về phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện.

Phạm vi nghiên cứu: 

  • Tập thơ Trường Sa  - Trần Đăng Khoa.
  • Trường ca Biển , tập thơ Thương lượng với thời gian - Hữu Thỉnh.
  • Tập thơ và trường ca Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến. 
  • Ngoài  ra  còn  khảo  sát  một  số  bài  thơ  của  các  tác  giả  khác  như  Xuân Diệu, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo… 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loại. 

Phương pháp hệ thống. 

Phương pháp so sánh đối chiếu. 

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

2. Nội dung

2.1 Khái quát chủ đề biển đảo trong văn học

Chủ đề biển đảo trong văn học

  • Cơ sở hình thành dòng cảm hứng biển đảo trong văn học.
  • Chủ đề biển đảo trong văn học Việt Nam.

Chủ đề biển đảo trong thơ Việt Nam hiện đại

  • Thơ viết về biển đảo từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
  • Thơ viết về biển đảo từ 1945 đến 1975.
  • Thơ viết về biển đảo sau 1975.

Chủ đề biển đảo qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu.

2.2 Các dạng cảm hứng biển đảo

Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên biển đảo đất nước

Biển đảo - Thể hiện ý thức kiên định và sâu sắc về chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

  • Ý thức về chủ quyền biển đảo.
  • Ý thức giữ gìn bảo vệ ranh giới, biên cương hải đảo.

Lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc

  • Lòng yêu nước hi sinh quên mình của các chiến sĩ.
  • Lòng tự hào về biển đảo quê hương.

Tình yêu lứa đôi gắn với tình yêu biển đảo.

2.3 Nghệ thuật thể hiện cảm hứng biển đảo

Hình ảnh.

Thể thơ.

Ngôn Ngữ.

Giọng điệu.

3. Kết luận

Luận văn tập trung nghiên cứu về cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay qua sáng tác của một số gương mặt tiêu biểu như Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến. Từ việc phân tích cơ sở hình thành dòng cảm hứng biển đảo trong văn học Việt Nam chúng tôi tiến hành tìm hiểu, khái quát những nét chính về sự thể hiện chủ đề biển đảo trong thơ ca hiện đại và trong sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu. Tìm hiểu chủ đề biển đảo trong văn học Việt Nam qua các thời kì (Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại) chúng tôi nhận thấy: cảm hứng biển đảo đã hình thành từ xa xưa trong văn học Việt Nam, nó đã trở thành nguồn cảm hứng quen thuộc và ấn tượng đối với người cầm bút. Biển đảo quê hương đã trở thành đề tài thiêng liêng, nóng bỏng, mang tính thời sự, gắn liền với số mệnh dân tộc. Trong sự phát triển của văn học Việt Nam, những sáng tác về đề tài biển đảo ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong thời kì văn học hiện đại, trong các sáng tác thơ ca. Sáng tác của các nhà thơ về biển đảo mỗi người ở mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện riêng, phản ánh một khía cạnh nào đó (vẻ đẹp thiên nhiên biển đảo, sự anh dũng, hi sinh, cuộc sống gian nan của những người lính biển, tình yêu của người lính đảo, tố cáo, căm thù tội ác quân giặc giày xéo, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam…) nhưng hầu hết đều chung ở giọng điệu sử thi hào hùng, ngợi ca, khẳng định; thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo quê hương, về đất nước, con người Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo

 Aistote (Lê Đăng Bảng dịch) (2007), Nghệ thuật thơ ca, NXB Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 

Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 

Lại Nguyên Ân (1999),  150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 

Bùi Văn Bồng (2015), Biển đảo và tình yêu người lính, NXB Thông tin và Truyền thông. 

Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học. 

Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt (1956), “Những người trên cửa biển” (trường  ca),  Cửa  biển  (tập  thơ),  NXB  Văn  nghệ, Hà Nội, tháng 10/1956....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM